ĐỒNG BÀO CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM - QUYẾT KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI KẺ THÙ - HỌC LÀ ĐỂ GÌN GIỮ HÒA BÌNH THẾ GIỚI, ĐẤT NƯỚC GIÀU MẠNH, GIA ĐÌNH ẤM NO, BẢN THÂN THÔNG MINH VÀ ĐẠO ĐỨC

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bai 1: Su phu thuoc cua cuong do dong dien va hieu dien the giua hai dau day dan



Bài 1: SỰ PHỤ THUỘC CỦA CƯỜNG ĐỘ DÒNG ĐIỆN VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ GIỮA HAI ĐẦU DÂY DẪN


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Hiệu điện thế U tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện I trong mạch. Nghĩa là, nếu U tăng (giảm) bao nhiêu lần thì I tăng (giảm) bấy nhiêu lần.
2. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn là một đường thẳng đi qua gốc tọa độ (U=0, I=0)

1.1. Khi đặt vào hai đầu dây dẫn một hiệu điện thế 12V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,5 A. Nếu hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn đó tăng lên đến 36V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là bao nhiêu?.

Đáp án: I = 1,5 A
Giải thích
1.2. Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn là 1,5 A khi nó được mắc vào hiệu điện thế 12V. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó tăng thêm 0,5A thì hiệu điện thế phải là bao nhiêu?.

Đáp án: U = 16 V
Giải thích

1.3 Một dây dẫn được mắc vào hiệu điện thế 6V thì cường độ dòng điện chạy qua nó là 0,3A. Một bạn học sinh nói rằng: Nếu giảm hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn 2V thì dòng điện chạy qua dây khi có cường độ là 0,15A. Theo em kết quả này đúng hay sai? Vì sao?

Đáp án: Nếu I = 0,15 A là sai vì đã nhầm là hiệu điện thế giảm đi 2 lần. Theo đầu bài, hiệu điện thế giảm đi 2 V tức là còn 4 V. Khi đó cường độ dòng điện là 0,2 A.
Giải thích

1.4 Khi đặt hiệu điện thế 12V vào hai đầu một dây dẫn thì dòng điện chạy qua nó có cường độ 6mA. Muốn dòng điện chạy qua dây dẫn đó có cường độ giảm đi 4mA thì hiệu điện thế là:
A. 3V                   B. 8V                   C. 5V                    D. 4V

Đáp án: D
Giải thích
1.5 Cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn phụ thuộc như thế nào vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.

A. Không thay đổi khi thay đổi thiệu điện thế.

B. Tỉ lệ nghịch với hiệu điện thế.

C. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế.

D. Giảm khi hiệu điện thế tăng.


Đáp án: C
Giải thích



1.6 Nếu tăng hiệu điện thế giữa hai đầu một dây dẫn lên 4 lần thì cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn này thay đổi như thế nào?

A. Tăng 4 lần.

B. Giảm 4 lần.

C. Tăng 2 lần.

D. Giảm 2 lần.


Đáp án: A
Giải thích



1.7 Đồ thị nào dưới đây biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện chạy qua một dây dẫn vào hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn đó.


Đáp án: B
Giải thích

1.8 Dòng điện đi qua một dây dẫn có cường độ I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây là 12V. Để dòng điện này có cường độ I2 nhỏ hơn I1 một lượng là 0,6I1 thì phải đặt giữa hai đầu dây này một hiệu điện thế là bao nhiêu?

A. 7,2 V

B. 4,8 V

C. 11,4V

D. 19,2 V


Đáp án: B
Giải thích



1.9 Ta đã biết rằng để tăng tác dụng của dòng điện, ví dụ như để đèn sáng hơn, thì phải tăng cường độ dòng điện chạy qua bóng đèn đó. Thế nhưng trên thực tế thì người ta lại tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu bóng đèn. Hãy giải thích tại sao?


Đáp án: Do hiệu điện thế tỉ lệ thuận với cường độ dòng điện nên khi tăng hiệu điện thế thì cường độ dòng điện tăng theo.
Giải thích



1.10 Cường độ dòng điện đi qua một dây dẫn là I1 khi hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn này là U1=7,2V. Dòng điện đi qua dây dẫn này sẽ có cường độ I2 lớn gấp I1 bao nhiêu lần nếu hiệu điện thế giữa hai đầu của nó tăng thêm 10,8 V?


Đáp án: I2=2,5I1
Giải thích



1.11 Khi đặt hiệu điện thế 10V giữa hai đầu một dây dẫn thì dòng điện đi qua nó có cường độ là 1,25A. Hỏi phải giảm hiệu điện thế giữa hai đầu dây này đi một lượng là bao nhiêu để dòng điện đi qua dây dẫn chỉ còn là 0,75A?


Đáp án: Giảm xuống 4V
Giải thích

Bai 2: Dien tro cua day dan - Dinh luat Om


Bài 2: ĐIỆN TRỞ CỦA DÂY DẪN – ĐỊNH LUẬT ÔM



KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Định luật Ôm: Cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây và tỉ lệ nghịch với điện trở của dây. I=U/R.
2. Điện trở của một dây dẫn được xác định bằng công thức: R=U/I

BÀI GIẢNG 


2.1. Trên hình 2.1 vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế của ba dây dẫn khác nhau.

a. Từ đồ thị, hãy xác định giá trị cường độ dòng điện chạy qua mỗi dây dẫn khi hiệu điện thế đặt giữa hai đầu dây dẫn là 3V.
b. Dây dẫn nào có điện trở lớn nhất? Nhỏ nhất? Giải thích bằng ba cách khác nhau.

Đáp án:  Từ đồ thị khi U = 3 V thì
I1 = 5 mA -> R1 = 600 Ω
I2 = 2 mA -> R2 = 1500 Ω
I3 = 1 mA -> R3 = 3000 Ω
Ba cách xác định điện trở lớn nhất, nhỏ nhất:
+ Cách 1: Từ kết quả đã tính ở trên ta thấy dây dẫn 3 có điện trở lớn nhất, dây dẫn 1 có điện trở nhỏ nhất.
+ Cách 2: Nhìn vào đồ thị, không cần tính toán, ở cùng một hiệu điện thế, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ lớn nhất thì điện trở của dây dẫn đó nhỏ nhất. Ngược lại, dây dẫn nào cho dòng điện chạy qua có cường độ nhỏ nhất thì dây đó có điện trở lớn nhất.
+ Cách 3: Nhìn vào đồ thị. Khi dòng điện chạy qua ba điện trở có cường độ như nhau thì giá trị hiệu điện thế giữa hai đầu điện trở nào lớn nhất, điện trở đó có giá trị lớn nhất.
Giải thích
2.2. Cho điện trở R = 15Ω
a. Khi mắc điện trở này vào hiệu điện thế 6V thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là bao nhiêu?
b. Muốn cường độ dòng điện chạy qua điện trở tăng thêm 0,3A so với trường hợp trên thì hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở khi đó là bao nhiêu?
Đáp án:
a. I = 0,4 A                             
b. Cường độ dòng điện tăng thêm 0,3A tức là I = 0,7 A. Khi đó U = IR = 0,7.15 = 10,5 V
Giải thích
2.3 Làm thí nghiệm khảo sát sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đặt giữa hai đầu vật dẫn bằng kim lọai, người ta thu được bảng số liệu sau:
U (V)
0
1,5
3,0
4,5
6,0
7,5
9,0
I (A)
0
0,31
0,61
0,90
1,29
1,49
1,78
a. Vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U.
b. Dựa vào đồ thị ở câu a, hãy tính điện trở của vật dẫn nếu bỏ qua những sai số trong phép đo.

Đáp án:
a. Đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của I vào U được vẽ trên hình 2.1.

b. Từ đồ thị 2.1 ta thấy: Khi U = 4,5V thì I = 0,9 A, suy ra R = 5Ω
Giải thích
2.4 Cho mạch điện có sơ đồ như hình 2.2, điện trở R­1=10Ω, hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch là UMN=12V.

a. Tính cường độ dòng điện I1 chạy qua R1.
b. Giữ nguyên UMN=12V, thay điện trở R1 bằng điện trở R2 khi đó ampe kế chỉ giá trị I2=I1/2. Tính điện trở R2.
Đáp án:
a. I1 = 1,2 A
b. Ta có I2 = 0,6 A nên R2 = 20 Ω
Giải thích
2.5 Điện trở của một dây dẫn nhất định có mối quan hệ phụ thuộc nào dưới đây?

A. Tỉ lệ thuận với hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.

B. Tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn.

C. Không phụ thuộc vào hiệu điện thế đặt vào hai đầu dây dẫn.

D. Giảm khi cường độ dòng điện chạy qua dây dẫn giảm.

Đáp án: C
Giải thích



2.6 Khi đặt một hiệu điện thế U vào hai đầu một điện trở R thì dòng điện chạy qua nó có cường độ là I. Hệ thức nào dưới đây biểu thị định luật Ôm?

A. U=I/R              B. I=U/R              C. I=R/U              D. R=U/I

Đáp án: B
Giải thích



2.7 Đơn vị nào dưới đây là đơn vị đo điện trở?

A. Ôm (Ω)            B. Oát (W)           C. Ampe (A)        D. Vôn (V)

Đáp án: A

Giải thích


2.8 Trong thí nghiệm khảo sát định luật Ôm, có thể làm thay đổi đại lượng nào trong số các đại lượng gồm hiệu điện thế, cường độ dòng điện, điện trở dây dẫn?

A. Chỉ thay đổi hiệu điện thế.

B. Chỉ thay đổi cường độ dòng điện.

C. Chỉ thay đổi điện trở dây dẫn.

D. Cả ba đại lượng trên.

Đáp án: A
Giải thích



2.9 Dựa vào công thức R=U/I có học sinh phát biểu như sau: “Điện trở của dây dẫn tỉ lệ thuận với hiệu điện thế giữa hai đầu dây dẫn và tỉ lệ nghịch với cường độ dòng điện chạy qua dây”. Phát biểu này đúng hay sai? Vì sao?

Đáp án: Phát biểu này sai vì điện trở là một đại lượng có giá trị không thay đổi. Theo công thức thì ta có thể xác định giá trị điện trở dựa vào hiệu điện thế và cường độ dòng điện trong mạch chứ điện trở hoàn toàn không phụ thuộc vào hiệu điện thế và cường độ dòng điện.
Giải thích



2.10 Đặt hiệu điện thế 6V vào hai đầu một điện trở thì dòng điện đi qua điện trở có cường độ 0,15A.

a. Tính trị số của điện trở này.

b. Nếu tăng hiệu điện thế đặt vào hai đầu điện trở lên thành 8V thì trị số của điện trở này có thay đổi hay không? Trị số của nó khi đó là bao nhiêu? Dòng điện đi qua nó khi đó có cường độ là bao nhiêu?

Đáp án:

a. Từ định luật Ôm, ta có R=U/I=6/0,15=40Ω

b.  Nếu tăng hiệu điện thế lên 8V thì giá trị điện trở vẫn không thay đổi là 40Ω. Cường độ dòng điện qua nó là 0,2A
Giải thích


2.11 Giữa hai đầu một điện trở R1=20Ω có một hiệu điện thế là U=3,2V.

a. Tính cường độ dòng điện I1 đi qua điện trở này khi đó.
b. Giữ nguyên hiệu điện thế U đã cho trên đây, thay điện trở R1 bằng điện trở R2 sao dòng điện đi qua R2 có cường có cường độ I2=0,8I1. Tính R2.
Đáp án:
a. Cường độ dòng điện I­1=U/R1=3,2/20=0,16A.
b. Cường độ dòng điện I2=0,8I1=0,8.0,16=0,128A
Điện trở R2=U/I2=3,2/0,128=25Ω
Giải thích
2.12 Trên hình 2.3 có vẽ đồ thị biểu diễn sự phụ thuộc của cường độ dòng điện vào hiệu điện thế đối với hai điện trở R1 và R2.
a. Từ đồ thị này hãy tính trị số các điện trở R1 và R2.
b. Tính cường độ dòng điện I1, I2 tương ứng đi qua mỗi điện trở khi lần lượt đặt hiệu điện thế U=1,8V vào hai đầu mỗi điện trở đó.

 

Đáp án:
a. Tính giá trị điện trở R1.
+ Nhìn vào đồ thì ta chọn một điểm nằm trên đồ thị R1 sao cho có thể xác định được hiệu điện thế và cường độ dòng điện một cách dễ dàng, ta chọn điểm có U1=4V và I1=0,2A.
+ Theo định luật Ôm thì I1=U1/R1. Suy ra: R1=U1/I1=4/0,2=20Ω
Tính giá trị điện trở R2.
+ Tương tự đối với điện trở R2 thì ta chọn điểm U2=1V và I2=0,2A ta cũng tính được R2=5Ω
b.
+ Cường độ dòng điện qua điện trở R1 là I1= U1/R1=1,8/20=0,09A.
+ Cường độ dòng điện qua điện trở R2 là I2= U2/R2=1,8/5=0,36A.