ĐỒNG BÀO CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM - QUYẾT KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI KẺ THÙ - HỌC LÀ ĐỂ GÌN GIỮ HÒA BÌNH THẾ GIỚI, ĐẤT NƯỚC GIÀU MẠNH, GIA ĐÌNH ẤM NO, BẢN THÂN THÔNG MINH VÀ ĐẠO ĐỨC

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bai 24: Tu truong cua ong day co dong dien chay qua


 Bài 24: TỪ TRƯỜNG CỦA ỐNG DÂY CÓ DÒNG ĐIỆN CHẠY QUA


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Phần từ phổ ở bên ngoài ống dây có dòng điện chạy qua rất giống phần từ phổ ở bên ngoài thanh nam châm.
2. Quy tắc nắm tay phải: Nắm bàn tay phải, rồi đặt sao cho bốn ngón tay hướng theo chiều của dòng điện chạy qua các vòng dây thì ngón tay cái choãi ra chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây.


24.1 Một cuộn dây được đặt sao cho trục của nó nằm dọc theo thanh nam châm như hình 24.1. Đóng công tắc K, thọat tiên ta thấy thanh nam châm bị đẩy ra xa.
a. Đầu B của thanh nam châm là cực Bắc hay cực Nam?
b. Sau đó có hiện tượng gì xảy ra với thanh nam châm?
c. Nếu ngắt công tắc K, thanh nam châm sẽ ra sao? Giải thích.

Đáp án:
a. Cực Nam.

Giải thích: Theo hình vẽ thì chiều dòng điện đi từ cực dương sang cực âm tức là đi từ P sang Q, theo quy tắc nắm tay phải thì ta xác định được đầu Q của thanh nam châm là cực Bắc (N), nên ban đầu khi đóng khóa K thì thanh nam châm bị đẩy chứng tỏ đầu A của thanh nam châm là cực Bắc (N) còn đầu B của thanh nam châm là cực nam (S).
b. Thanh nam châm xoay đi và đầu B (cực Nam) của nó bị hút về phía đầu Q (cực Bắc) của cuộn dây.
c. Thanh nam châm sẽ xoay trở lại, nằm dọc theo hướng Nam – Bắc như lúc chưa có dòng điện. Bởi vì, bình thường thanh nam châm tự do khi đã đứng cân bằng luôn chỉ hướng Nam – Bắc.

24.2 Hai cuộn dây có dòng điện được treo đồng trục và gần nhau (hình 24.2).

a. Nếu dòng điện chạy trong cuộn dây có chiều như trên hình vẽ thì hai cuộn dây hút nhau hay đẩy nhau?
b. Nếu đổi chiều dòng điện của một trong hai cuộn thì tác dụng giữa chúng có gì thay đổi?
Đáp án: a. Đẩy nhau.
             b. Chúng hút nhau.

Giải thích: Trong trường hợp a thì theo quy tắc nắm tay phải thì ta xác định được hai đầu dây gần nhau cùng cực nên chúng đẩy nhau. Trong trường hợp b thì chúng khác cực nên hút nhau. 
Giải thích
24.3 Hình 24.3 mô tả cấu tạo của dụng cụ để phát hiện dòng điện (một loại điện kế). Dụng cụ này gồm một ống dây B, trong lòng B có một thanh nam châm A nằm thăng bằng, vuông góc với trục ống dây và có thể quay quanh một trục đặt giữa thanh, vuông góc với mặt phẳng trang giấy.

a. Nếu dòng điện điện qua cuộn dây B có chiều được đánh dấu như hình vẽ thì kim chỉ thị quay sang bên phải hay bên trái?
b. Hai chốt của điện kế này có cần đánh dấu dương hay âm không?

Hình ảnh minh họa cho đáp án


Đáp án: a. Quay sang bên phải.                 b. Không.

Giải thích: Trong trường hợp a thì theo quy tắc nắm tay phải thì đầu B của ống dây là cực bắc và phía dưới đáy của ống dây là cực nam nên đẩy cực nam của nam châm nên kim chỉ thị quay sang bên phải.  

24.4 
a. Cực nào của kim nam châm trong hình 24.4a hướng về phía đầu B của cuộn dây điện?

b. Xác định chiều của dòng điện chạy trong cuộn dây ở hình 24.4b.

Đáp án: a. Cực Bắc.                b. Dòng điện có chiều đi vào ở đầu dây C.

Giải thích: trong trường hợp a thì theo quy tắc nắm tay phải ta xác định được đầu B của nam châm điện là cực Nam (S) nên kim nam châm có đầu hướng vào nam châm điện là cực Bắc (N). Trong trường hợp b thì qua hình vẽ ta xác định được đầu D của nam châm điện là cực Bắc (N) còn đầu C của nam châm điện là cực Nam (S). Theo quy tắc nắm tay phải thì ta xác định được chiều dòng điện đi từ C đến D. 
Giải thích

24.5 Cuộn dây của một nam châm điện được nối với một nguồn điện mà tên các từ cực của nam châm điện được ghi trên hình 24.5. Hãy ghi tên các cực của nguồn điện.

Đáp án: Đầu A của nguồn điện là cực dương.

Giải thích: Ta biết được tên các từ cực nên xác định được chiều của đường sức từ và vận dụng quy tắc nắm tay phải là biết ngay chiều của dòng điện từ đó xác định được đầu A là cực dương của nguồn điện. 



24.6 Các đường sức từ ở trong lòng ống dây có dòng điện một chiều chạy qua có những đặc điểm gì?

A. Là những đường thẳng song song, cách điều nhau và vuông góc với trục của ống dây.

B. Là những vòng tròn cách đều nhau, có tâm nằm trên trục của ống dây.

C. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Bắc đến cực Nam của ống dây.

D. Là những đường thẳng song song, cách đều nhau và hướng từ cực Nam đến cực Bắc của ống dây.



Đáp án: D
Giải thích




24.7 Nếu dùng quy tắc nắm tay phải để xác định chiều của từ trường của ống dây có dòng điện chạy qua thì ngón tay cái choãi ra chỉ điều gì?
A. Chiều của dòng điện trong ống dây.
B. Chiều của lực điện từ lên nam châm thử.
C. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử đặt ở ngoài ống dây.
D. Chiều của lực điện từ tác dụng lên cực Bắc của nam châm thử trong lòng ống dây.

Đáp án: D

24.8 Vì sao có thể coi ống dây có dòng điện một chiều chạy qua như một thanh nam châm thẳng.
A. Vì ống dây cũng có tác dụng lực từ lên kim nam châm.
B. Vì ống dây cũng tác dụng lực từ lên kim sắt.
C. Vì ống dây cũng có hai cực từ như thanh nam châm.
D. Vì một kim nam châm đặt trong lòng ống dây cũng chịu tác dụng của một lực giống như khi đặt trong lòng thanh nam châm.

Đáp án: C

24.9 Quy tắc nào dưới đây cho ta xác định được chiều của đường sức từ ở trong lòng một ống dây có dòng điện một chiều chạy qua?
A. Quy tắc bàn tay phải.
B. Quy tắc bàn tay trái.
C. Quy tắc nắm tay phải.
D. Quy tắc ngón tay phải.

Đáp án: C

 

165 nhận xét:

  1. Tuan Dang làm hết tất cả bài tập được không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. tự làm đi đồ ngu

      Xóa
    2. Mấy thằng ngáo đá tối ngày chỉ biết chép! Thôi tao chép tiếp đây :v

      Xóa
    3. Nói hay quá cơ
      nể bn vc

      Xóa
    4. Mấy bác hài vãi ������

      Xóa
    5. bạn cmt trên bạn Đắc Kiên hãm vl :)) ẳng lắm

      Xóa
    6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    7. Thầy ơi thầy giải thích cho em quy tắc nắm tay phải đc ko ạ em ko hiểu lắm

      Xóa
    8. bài 24.3 và 24.4 em chả hiểu gì cả
      mong ad giúp em với ạ

      Xóa
  2. Cám ơn các bạn! Mình cố gắng dành thời gian để giải hết tất cả các bài tập còn lại. Hẹn các bạn trong tương lai gần.

    Trả lờiXóa
  3. bạn có thể kèm theo cả lời giải thích không? mình kém lý lắm cho nên nhìn đáp án vẫn còn thấy thắc mắc

    Trả lờiXóa
  4. Được mình sẽ giải thích cho bạn!

    Trả lờiXóa
  5. Nhớ làm mấy bài sau nữa nhé! ^^

    Trả lờiXóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Cám ơn bạn nhận xét. Nếu có yêu cầu nội dung gì thêm thì bạn nhận xét để mình làm tốt hơn

    Trả lờiXóa
  8. Hay quá. Blog của bạn rất có ích :) cảm ơn bạn nhìêu

    Trả lờiXóa
  9. hay quá. Cảm ơn bạn nhiều lắm :))

    Trả lờiXóa
  10. trang nay co ich cho viec hoc ly cua minh lam cam on ban nhieu nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Nếu Bạn có thắc mắc gì thì hỏi Mình nhé!

      Xóa
    2. Bạn ơi sao bài 24 khó hiểu thế

      Xóa
    3. Chào Bạn! Bạn có thể nói rõ hơn bài 24 nào không vậy?

      Xóa
    4. tại bài này cô tớ không dạy kỹ nên tớ làm bài tập chả hiểu gì cả

      Xóa
    5. Chào Bạn! Bài 24.3 Bạn xem phần bình luận bên dưới nhé. Bài 24.4 thì Bạn phải vận dụng tốt quy tắc nắm bàn tay phải thì mới hiểu được. Bạn vận dụng quy tắc nắm bàn tay phải để xác định nam châm điện cực nào là cực dương âm từ đó mới xác định được là chúng hút hay đẩy nhé!

      Xóa
  11. ad ơi! bài 24.3 ý lúc đầu đọc qua mih hiểu r nhưng khi xem lại thì thấy nó kiểu gì ý!!!!! ad có thể giải thích kĩ hơn đk k?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Câu đó trong phần giải thích mình đã giải thích kĩ rồi. Ống dây có dòng điện cũng có cực tính ở hai đầu, cực tính này phụ thuộc vào chiều của dòng điện, nếu dòng điện theo chiều như trong sách giáo khoa thì đầu trên của ống dây là cực Bắc, đầu dưới của ống dây là cực Nam, bộ phận chỉ thị là nam châm vĩnh cữu đặt ngang có thể xoay quanh trục OO' nên từ trường của ống dây tương tác với từ trường của nam châm vĩnh cữu sinh ra lực làm kim chỉ thị lệnh sang phải. (Cực nam của ống dây đẩy cực nam của nam châm vĩnh cửu)

      Xóa
    2. cho mih hỏi thế tại sao cực nam của ống dây lại không hút cực bắc của nam châm vĩnh cửu mà lại đẩy cực nam??????

      Xóa
    3. Chào bạn! Cực Nam của ống dây vừa hút cực Bắc của thanh nam châm và đẩy cực Nam của thanh nam châm nên kết quả làm kim chỉ thị quay sang phải.

      Xóa
    4. Cảm ơn ad nhiều lắm ạ !!!!!!!!!!!!! :v :v :v

      Xóa
  12. Trả lời
    1. Chào Bạn! Do nam châm vĩnh cửu đặt phía dưới ống dây nên khi tương tác thì nam châm vĩnh cửu sẽ quay theo chiều kim đồng hồ nên kim lệch về phía phải.

      Xóa
    2. theo chiều kim đồng hồ ạ? thế ad bổ sung vào phần giải thích thì rõ hơn đó ạ ^^ cảm ơn ad

      Xóa
    3. Chào Bạn! Bạn xem hình minh họa nhé!

      Xóa
  13. Nếu có sai sót , ad chỉ cho:như bài của ad phần bên dưới là cực nam , cực nam của nam châm nằm bên phải. Vậy khi đẩy thì cực nam của nam châm phải xoay ngược chiều kim đồng hồ tức là kim chỉ phải lệch sang trái .
    Cảm ơn ad nhiều !!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn xem kĩ lại một lần nữa. Có khi nào bạn quên kí hiệu của nam châm không? Cực Bắc kí hiệu là N, Cực Nam kí hiệu là S.

      Xóa
  14. Cho em hỏi tại sao 24.5 A là cực dương ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Theo nguyên tắc nắm bàn tay phải thì ta xác định được chiều dòng điện đi từ A sang B nên cực dương là A.

      Xóa
    2. Chào bạn! Theo nguyên tắc nắm bàn tay phải thì ta xác định được chiều dòng điện đi từ A sang B nên cực dương là A.

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
  15. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Nhờ Bạn chỉ ra mấy câu sai dùm Mình để Mình sửa lại.

      Xóa
    2. XIn lỗi có mấy câu mình nắm tay trái nên nhầm, xin lỗi bạn nhiều :D mong bạn bỏ qua

      Xóa
    3. Chào bạn! Mình cùng chia sẽ kinh nghiệm học tập nên Bạn chẳng có lỗi gì hết. Qua cách nói chuyện của Bạn Mình cảm thấy Bạn là người có năng lực, khiêm tốn và Mình tin rằng Bạn sẽ rất mau chóng thành đạt trong công việc.

      Xóa
    4. bạn nói thế mình thấy ngại :D đã vào đây chép bài tập mãi thì làm sao có năng lực được chứ

      Xóa
  16. Bài 24.3 câu a đáp là là quay sang bên trái
    Giải thích: vì đầu trên của cuộn dây là cực Bắc nên đẩy đầu bên trái thanh nam châm xuống (vì cũng là cực Bắc) và hút đầu bên phải thanh nam châm lên (vì là cực Nam).
    Tuấn xem lại nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Theo cấu tạo thì bộ phận chỉ thị nằm ở phía dưới của ống dây nên nó chịu tác dụng lực từ của đầu dưới ống dây. Đầu dưới của ống dây là cực nam nên tương tác với bộ phận chỉ thị theo hướng ngược lại.Bạn xem lại dùm mình nhé

      Xóa
    2. Tuấn À! Nó quay sang bên trái chứ!
      Vì Bộ phận chỉ thị nằm trong lòng ống dây (không được nằm bên ngoài ống dây) nên cho dù ở dưới hay ở trên gì thì cực nam của nam châm thì bị cực nam của ống dây (nằm ở dưới) đẩy lên và cực bắc của nam châm thì bị cực bắc của ống dây (nằm ở trên) đẩy xuống (chưa nói tới lực hút...). Theo hình thì thanh nam châm có cực Bắc (là N) đang nằm ở bên trái và cực nam bên phải nên đầu bên phải thanh nam châm bị đẩy(hút) lên và đầu bên trái bị đẩy(hút) xuống. kết quả là kim quay sang trái. (SGV ghi sai rồi)

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    4. Chào bạn! Trong hình vẽ thì nam châm gắn với kim chỉ thị nằm ở phía dưới của ống dây. Theo Mình nghĩ nam châm gắn với kim chỉ thị không thể nằm giữa ống dây được vì giữa ống dây sự phân định cực tính không rõ ràng. Theo Mình nghĩ thì dù đặt ở trên hay ở dưới đều làm kim chỉ thị quay sang phải.

      Xóa
    5. Chào Bạn! Mình vừa cập nhật hình ảnh minh họa cho các bạn ở bài 24.3

      Xóa
    6. Hình của bạn là nam châm đặt bên ngoài ống dây! điều này không đúng!
      Nam châm phải đặt trong lòng ống dây!
      Mình cứ quả quyết là nó quay sang TRÁI! chắc mình phải làm dụng cụ này rồi quay phim lên cho Tuấn xem quá!
      Dù sao Thọ rất khâm phục Tuấn đó!!!

      Xóa
    7. Chào Bạn! Mình cũng rất khâm phục bạn lắm, Bạn là người biết bảo vệ chính kiến của Mình. Hi vọng bạn sớm làm thí nghiệm để mình xem! Chúc bạn thành công!

      Xóa
  17. ad ơi mình có thắc mắc một chút? bài 24.3 ở đầu trên ống dây nếu tương tác theo chiều kim đồng hồ thì S sẽ hút N ngay còn N sẽ đẩy N ở dụng cụ ra bên trái chứ ạ?? và đầu cuối ống dây nếu theo chiều kim đồng hồ từ phải qua trái thì đầu S sẽ đẩy S ở nam châm và hút N chứ ạ? mình nghĩ là bên trái ạ? ad xem lại hộ mình chút đc ko??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình có hình minh họa ở dưới bài 24.3 rồi. Bạn xem kĩ lại một lần nữa nhé!

      Xóa
    2. à nó chỉ bảo kim thui nhỉ ^^ hiểu rồi cảm ơn bạn

      Xóa
  18. tớ chưa hiểu cho lắm quy tắc tay trái.Bạn giải thích rõ hộ tớ được k? thanks nha

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Quy tắc bàn tay trái dùng để xác định chiều của lực điện từ tác dụng lên dây dẫn thẳng đặt trong từ trường, có nghĩa là xác định hướng chuyển động của dây dẫn. Theo quy tắc thì Bạn đặt bàn tay trái sao cho các đường sức từ trường hướng vào lòng bàn tay (nếu chiều của đường sức từ có chiều từ dưới lên trên thì ta phải đặt úp bàn tay trái xuống,...)sau đó bạn xoay bàn tay trái hướng theo chiều của dòng điện trong sợi dây dẫn ( chiều của dòng điện theo quy tắc là chiều từ cổ tay đến ngón tay giữa), lúc đó ngón cái của bạn choãi ra 90 độ chỉ chiều của lực điện từ.

      Xóa
  19. Bạn giải thích câu 24.3 chưa đúng! Bạn chưa hiểu được cái cách mà nam châm định hướng trong từ trường!

    Trả lờiXóa
  20. Lưu ý đây là trong lòng ống dây chứ không phải bên ngoài ống dây bạn nhé! Vấn đề này hầu như rất nhiều người không giải thích được nếu không dựa vào chiều của đường sức từ đi xuyên qua nam châm từ cực Nam đến cực Bắc của nam châm và chính cái này định hướng cho nam châm! Còn tính chất mà các cực cùng tên gần nhau thì đẩy nhau các cực khác gần nhau tên thì hút nhau thì cái này chỉ đúng khi nam châm ở ngoài ống dây bạn nhé! Hy vọng bạn sẽ xem xét kỹ vấn đề này và có cách giải thích thỏa đáng!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình rất vui vì Bạn quan tâm rất sâu sắc về bài tập. Để Mình làm thí nghiệm chứng rồi sau đó Mình sẽ trao đổi thêm nhé!

      Xóa
  21. Ok! Nếu vẫn chưa giải thích được hiện tượng thì mình sẽ trao đổi thêm ý kiến!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình rất vui để trao đổi với Bạn!

      Xóa
    2. luyen luyến ơi! cho em hỏi cái này ạ cực âm thì sẽ hút đc cực nào vào ngược lại ạ

      Xóa
  22. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  23. Mình thấy cách giải thích của bạn cho bài 24.3 chưa đúng, nên chỉnh lại. Phải giải thích trong lòng ống dây thì thanh nam châm định hướng theo chiều đường sức từ (Giống như cái cách mà kim nam châm định hướng trong từ trường của thanh nam châm, các bạn khác xem lại sẽ hiểu) là từ dưới lên do vậy cực N của nam châm quay lên kết quả là kim nam châm vẫn quay sang phải. giải thích theo kiểu hút đẩy trong trường hợp này rất mơ hồ gây khó hiểu không cần thiết.
    Phần b không cần đánh dấu chốt dương(âm) trên điện kế do nó có thể chỉ thị cả hai chiều trái phải trên mặt hiển thị và đương nhiên với cách giải thích trên thì khi đổi chiều dòng điện thì kim điện kế sẽ quay sang phía trái chứ không giữ nguyên như bạn giải thích đâu.
    Đôi lời cùng chủ bút !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình rất vui vì sự đóng góp chân thành của Bạn. Để Mình xem xét kĩ lại!

      Xóa
    2. Vì sao thanh nam châm định hướng theo chiều đường sức từ là từ dưới lên do vậy cực N của nam châm quay lên kết quả là kim nam châm vẫn quay sang phải? Có thể giải thích rõ hơn ko?

      Xóa
    3. Chào Bạn! Bạn đang thắc mắc câu nào vậy bạn?

      Xóa
  24. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  25. cảm ơn bạn đã soạn bài ạ

    Trả lờiXóa
  26. Cho e hỏi bài 24a nếu đường sức từ đi lên trên vì s kết luận đc A là cực dương còn B là âm ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Cho Mình hỏi bài 24a nhưng chấm mấy vậy Bạn?

      Xóa
  27. Cho e hỏi bài 24a nếu đường sức từ đi lên trên vì s kết luận đc A là cực dương còn B là âm ạ?

    Trả lờiXóa
  28. Thật sự rất hay và bổ ích đấy. Các cách giải rất ngắn gọn và dễ hiểu. Cảm ơn Tuan Dang nhiều lắm!!!!!!!

    Trả lờiXóa
  29. Hay quá! mấy bài này thì dễ quá, làm phát là xong :D

    Trả lờiXóa
  30. câu 24.4a bạn nhầm rồi , ngược lại mới đúng

    Trả lờiXóa
  31. bạn có chơi facebook ko cho minh xin tên cua bạn để dễ hỏi bài đấy mà

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn tìm kiếm Mình trên facebook thì chỉ cần gõ " Đặng Văn Tuấn An Giang" là Bạn sẽ thấy biểu tượng tròn có hình hai trái tim!

      Xóa
  32. Mình́ thực sự không hiểu về qui tắc nắm tay phải ở bài 24.2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn chỉ cần làm nhiều bài tập về quy tắc này thì Bạn sẽ hiểu ngay!

      Xóa
  33. cảm ơn và chúc trang web của bạn ngày càng phát triển

    Trả lờiXóa
  34. bài 24.5 dùng quy tắc nắm tay phải thì B phải là dương chứ ? thầy giúp e hiểu rõ đc ko ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bài này bạn chỉ cần nắm bàn tay phải sao cho ngón cái hướng về chữ N thì chiều dòng điện hướng từ dưới lên trên có nghĩa là dòng điện đi từ A sang B. Như vậy, A là cực dương của nguồn điện.

      Xóa
  35. nếu chiều đi từ A đến B thì ko lẽ dòng điện ra cực nam ( bên B kí hiệu S ) ( cũng bài 24.5 nha thầy )

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Nếu chiều dòng điện đi từ A đến B thì chiều đường sức từ đi vào cực Nam và đi ra từ cực Bắc. Bạn cố gắng vận dụng quy tắc nắm tay phải nhé!

      Xóa
    2. N là cực Bắc còn S là cực Nam mà

      Xóa
  36. cảm ơn thầy , nhờ web này mà em hiểu kĩ hơn về bài học , nhiều cách giải khác nhau

    Trả lờiXóa
  37. bạn có thể giải thích kĩ hơn bài 24.2 dc không ? khó hiểu quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Trước hết hai cuộn dây này được treo đồng trục có nghĩa là hai cuộn dây này giống như được xếp chồng lên nhau, Bạn phải vẽ chiều dòng điện chạy trong từ cuộn dây sau đó dùng quy tắc nắm tay phải xác định chiều của đường sức từ của mỗi cuộn dây. Bạn xác định được chiều của đường sức từ thì Bạn xác định được cực từ nam bắc của hai cuộn dây thì Bạn sẽ biết hai cuộn dây hút nhau hay đẩy nhau.

      Xóa
    2. add ơi hình như sai câu 22.4 a và câu 24.5 rồi ạ. Câu 24.4 thì dòng điện chạy từ dương sang âm nên theo quy tắc nắm tay phải thì B là cực Bắc từ đó suy ra cực của nam châm phải là cực Nam.
      câu 24.5: có dòng điện luôn đi "vào nam ra bắc" nên B phải là cực dương
      Nói chung là cực bắc là N còn nam là S mà add bị lộn rùi hì pải, nếu em sai thì các bạn rep lại sửa giùm nha!!!!

      Xóa
    3. Chào Bạn! Bạn xem kĩ lại yêu cầu của bài tập nhé! Cám ơn bạn!

      Xóa
  38. Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn có thể nói rõ sai chỗ nào để Mình chỉnh sửa lại.

      Xóa
  39. Trả lời
    1. Chào Bạn! Đầu B của nam châm điện là cực Nam còn kim nam châm là cực Bắc! Bạn vận dụng kĩ quy tắc nắm tay phải nhé!

      Xóa
  40. Lê Nguyệt Hằnglúc 20:30 8 tháng 12, 2015

    Bạn ơi cho minh hỏi chiều của dong điện đi tư cực nào tới cực nào vậy bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Nếu là điện một chiều thì theo quy ước thì chiều dòng điện đi từ cực dương sang cực âm.

      Xóa
  41. giải thích kĩ hơn cho mình bài 24.4a dc k

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn chờ Mình 2 ngày nữa nhé! Mình đang rất bận mong bạn thông cảm!

      Xóa
  42. lần đầu tiên mới tìm ra trang hay thế này cảm ơn ad nhiều nhé!

    Trả lờiXóa
  43. Chào các bạn! Mình vừa cập nhật phần giải thích bài 24.2 cho các bạn rồi!

    Trả lờiXóa
  44. ủ hình như câu 24.2 có gì đó sao sao đó
    câu a của bài 24.2 phải là hút chứ sao đẩy dc

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Do hình vẽ hơi khó nhìn nên bạn xem kĩ lại nhé!

      Xóa
  45. Chào anh, câu 24.6 sai rồi, phải chọn câu C anh ạ, trả lời gấp hộ em

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn đọc kĩ đề bài lại nhé. Đề bài đang nói đến các đường sức từ ở trong lòng ống dây chứ không phải các đường sức từ ở bên ngoài ống dây. Nếu các đường sức từ ở bên ngoài đường ống dây thì câu trả lời của Bạn là đúng.

      Xóa
  46. Thầy ơi e bài 24.2 ý a là hút chứ còn ý b là đẩy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Do hình vẽ hơi khó nhìn nên dễ nhầm lẫn lắm!

      Xóa
  47. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  48. Câu 24.4 chiều dòng điện của ống dây sẽ là đi từ D-C chứ. Vì D là cực bắc <=> D sẽ là cực dương.C sẽ là cực âm. Vì dương đẩy âm hút nên chiều sẽ là đi từ D-C chứ. Đúng k ad?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn vận dụng lại quy tắc nắm tay phải nhé!

      Xóa
  49. Xin lỗi ad nhé. Mk pít mk sai chỗ nào r. Mk k áp dụng quy tắc nắn tay phải dẫn đến sai hướng. Ad thông cảm nhé

    Trả lờiXóa
  50. Bài 24.8 giãi thích kĩ đc k ạ?Nó làm em khó hiểu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Từ phổ của ống dây có dòng điện rất giống từ phổ của nam châm thẳng nên ta có thể xem ống dây có dòng điện chạy qua có từ tính như nam châm thẳng.Bạn xem lại khái niệm về từ phổ nhé!

      Xóa
  51. Thầy ơi e ko hiểu bài 24.4 vậy rốt cuộc ngón tay cái của bàn tay phai choãi ra cực Nam hay Bắc??

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn chờ vài ngày nữa mình sẽ làm một đoạn video giải thích câu này nhé

      Xóa
  52. Cảm ơn thầy!Chúc thầy 20/11 vui vẻ!!Chúc thầy hạnh phúc và gặp nhiều thành công trong cuộc sống!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Cám ơn Bạn! Chúc bạn và gia đình nhiều sức khỏe và tiền tài!

      Xóa
  53. thầy ơi cho e hỏi câu 24.7 theo em nghĩ là câu a chứ, sao lại là câu d vậy thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Theo quy tắc nắm tay phải thì ngón tay cái chỉ chiều của đường sức từ trong lòng ống dây còn các ngón còn lại chỉ chiều của dòng điện nên không thể là đáp án a được!

      Xóa
  54. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  55. Cảm ơn nhìu nhé

    Trả lờiXóa
  56. WEB NÀY HAY THẬT ĐẤY CẢM ƠN THẦY NHA

    Trả lờiXóa
  57. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  58. Thua thay 24.4 thay ki hieu sai roi

    Trả lờiXóa
  59. thưa thầy thầy giải thích rõ bài 24.2 giúp em với ạ

    Trả lờiXóa
  60. bai 24.7 là B chứ! Ngu quá em ơi!

    Trả lờiXóa
  61. Bài 24.4a : dòng điện đi từ dưới lên, từ A đến B. Áp dụng quy tắc thì đường sức từ đi từ B đến A. Vậy cực B phải là cực Bắc. Cực của knc sẽ là Nam chứ bạn

    Trả lờiXóa
  62. Bài 24.4a : dòng điện đi từ dưới lên, từ A đến B. Áp dụng quy tắc thì đường sức từ đi từ B đến A. Vậy cực B phải là cực Bắc. Cực của knc sẽ là Nam chứ bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn có xem phần giải thích của mình chưa bạn?

      Xóa
  63. tuấn đặng ,giai thich minh bai 24.4a dc ko

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn xem đoạn video giải thích bên trên nhé!

      Xóa
  64. chưa hiểu câu 24.3 cho lắm

    Trả lờiXóa
  65. điểm danh nếu ai không hiểu 24.3 tại sao lại xếp trồng lên nhau

    Trả lờiXóa
  66. em tưởng bài 24.2 ở câu a đồng trục mà khác cực thì chúng phải hút nhau chứ

    Trả lờiXóa
  67. Cho hỏi là nếu dòng điện chạy từ cực + sang cực - thì ở bài 24.5 chiều vào ở cực nam ra ở cực bắc tức là từ N sang S thì B phải là cực + mới đúng chứ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! bạn xem kĩ lại nhé. Chiều dòng điện đi từ A sang B

      Xóa
  68. Đời 2018 vẫn luôn cần đến bạn

    Trả lờiXóa