ĐỒNG BÀO CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM - QUYẾT KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI KẺ THÙ - HỌC LÀ ĐỂ GÌN GIỮ HÒA BÌNH THẾ GIỚI, ĐẤT NƯỚC GIÀU MẠNH, GIA ĐÌNH ẤM NO, BẢN THÂN THÔNG MINH VÀ ĐẠO ĐỨC

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bai 22: Tac dung tu cua dong dien - Tu truong


 Bài 22: TÁC DỤNG TỪ CỦA DÒNG ĐIỆN – TỪ TRƯỜNG

22.1 Trong thí nghiệm phát hiện tác dụng từ của dòng điện, dây dẫn AB được bố trí như thế nào?
A. Tạo với kim nam châm một góc bất kì.
B. Song song với kim nam châm.
C. Vuông góc với kim nam châm.
D. Tạo với kim nam châm một góc nhọn.

Đáp án: B

22.2 Có một số pin để lâu ngày và một đoạn dây dẫn. Nếu không có bóng đèn pin để thử, có cách nào kiểm tra được pin còn điện hay không khi trong tay bạn có một kim nam châm?

Đáp án: Mắc hai đầu dây dẫn vào hai cực của pin cho dòng điện chạy qua dây dẫn. Đưa kim nam châm lại gần dây dẫn. Nếu kim nam châm bị lệch khỏi hướng Nam – Bắc thì pin còn điện.

22.3 Từ trường không tồn tại ở đâu?
A. Xung quanh nam châm.
B. Xung quanh dòng điện.
C. Xung quanh điện tích đứng yên.
D. Xung quanh trái đất.

Đáp án: C

22.4 Giả sử có một dây dẫn chạy qua nhà. Nếu không dùng dụng cụ đo điện, có cách nào phát hiện được trong dây dẫn có dòng điện chạy qua hay không?

Đáp án: Có thể theo hai cách sau:
1. Cuốn dây thành cuộn. Đặt thanh sắt nhỏ trước cuộn dây đó. Nếu trong dây dẫn có dòng điện thì thanh sắt sẽ bị hút.

2. Đưa một đầu thanh nam châm lại gần dây dẫn căng thẳng, nếu có dòng điện chạy trong dây, dây sẽ bị rung (dao động)



22.5 Dựa vào hiện tượng nào dưới đây mà kết luận rằng dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng có từ trường?

A. Dây dẫn hút nam châm lại gần nó.
B. Dây dẫn hút các vụn sắt lại gần nó.
C. Dòng điện làm cho kim nam châm lại gần và song song với nó lệch khỏi hướng Bắc Nam ban đầu.
D. Dòng điện làm cho kim nam châm luôn luôn cùng hướng với dây dẫn.

Đáp án: C

22.6 Làm thế nào để nhận biết được tại một điểm trong không gian có từ trường?
A. Đặt ở điểm đó một sợi dây dẫn, dây bị nóng lên.
B. Đặt ở đó một kim nam châm, kim bị lệch khỏi hướng Bắc Nam.
C. Đặt ở nơi đó các vụn giấy thì chúng hút về hướng Bắc Nam.
D. Đặt ở nơi đó kim bằng đồng, kim luôn chỉ hướng Bắc Nam.

Đáp án: B

22.7 Người ta dùng dụng cụ nào để nhận biết từ trường?
A. Dùng ampe kế.
B. Dùng vônkế.
C. Dùng áp kế.
D. Dùng kim nam châm có trục quay.

Đáp án: D

22.8 Lực do dòng điện tác dụng lên kim nam châm để gần nó được gọi là
A. lực hấp dẫn.
B. lực từ.
C. lực điện.
D. lực điện từ.

Đáp án: D

22.9 Có thể coi một dây dẫn thẳng dài có dòng điện một chiều chạy qua như một nam châm thẳng được không? Vì sao?
A. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên kim nam châm để gần nó.
B. Có thể, vì dòng điện tác dụng lực từ lên vật bằng sắt để gần nó.
C. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng không hút các vụn sắt về hai đầu dây như hai cực của nam châm thẳng.
D. Không thể, vì dòng điện trong dây dẫn thẳng dài luôn có tác dụng như nhau lên các vụn sắt ở bất kì điểm nào của dây.

Đáp án: D
 

51 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình có đáp án sẵn ở trên, đáp án giải thích rất kĩ cách nhận biết dây dẫn có hay không có dòng điện chạy bằng một số thủ thuật nhỏ.

      Xóa
    2. the la hieu qua con gi

      Xóa
    3. Ngu quá mà sao mà biết được

      Xóa
    4. ngu như bò

      Xóa
    5. 1020304**************************************************************************102034

      Xóa
  2. không piet thì nói ko piet

    Trả lờiXóa
  3. câu 22.8 phải là B chứ ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Đáp án D mới đúng lực từ này do dòng điện sinh ra cho nên gọi nó là lực điện từ.

      Xóa
    2. Chào thầy! Em thấy trong sách ghi '' dòng điện chạy qua dây dẫn thẳng hay dây dẫn có hình dạng bất kì đều gây ra tác dụng lực ( gọi là LỰC TỪ ) lên kim nam châm đặt gần nó. Sgk trang 61 ạ.

      Xóa
    3. Chào Bạn! Để Mình xem lại câu này!

      Xóa
    4. Vậy đáp án đúng là B hay D ạ

      Xóa
    5. Đáp án B chứ nhỉ.

      Xóa
  4. nhân tiện cho em hỏi , trong SGK có hỏi là thí nghiệm nào đã làm với nam châm chứng tỏ rằng xung quanh trái đất từ trường ? trên violet trả lời đó là thí nghiệm đặt nam châm ở trạng thái tự do , khi đã đứng yên , kim nam châm luôn chỉ hướng bắc - nam , em thắc mắc nếu có từ trường thì kim nam châm phải lệch khỏi hướng bắc nam chứ sao lại luôn chỉ hướng đó ? giải thích giúp em vs , cảm ơn thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Trên trang violet trả lời đúng. Để hiểu rõ hơn vấn đề này thì Bạn vào trường mượn một thanh nam châm thẳng và mượn 1 kim nam châm hoặc một la bàn. Sau đó bạn đặt kim nam châm chính giữa thanh nam châm thì bạn quan sát sẽ cho kết quả ngay. Trong trường hợp này thanh nam châm đóng vai trò như quả Đất.

      Xóa
  5. phai dung la ban ms dung

    Trả lờiXóa
  6. hinh nhu 22.4 cach 1 no co mau thuan voi bai 22.9 thi pai ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bài 22.4 là nói đến dòng điện xoay chiều còn bài 22.9 là nói đến dòng điện 1 chiều nên Bạn nghiên cứu kĩ lại xem!

      Xóa
  7. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  8. Bài tập như vậy có đủ ko thầy

    Trả lờiXóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Chào thầy ạ. Sao thầy không giải các câu hỏi trong SGK luôn ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Vì những câu trong sách giáo khoa đã có giáo viên giải ở trên lớp!

      Xóa
    2. câu 22.8 em ko hiểu lắm thầy giải thích rõ hơn đc ko

      Xóa
    3. Chào bạn! Lực sinh ra do từ trường của dòng điện sinh ra gọi là lực điện từ. Nên chọn đáp án D

      Xóa
  11. Thầy giải rõ bài 22.9 với bài 22.8 được không ạ?
    Bài 22.8 chắc thầy bị nhầm, đáp án là B chứ ạ

    Trả lờiXóa
  12. Câu 22.8 trong sgk ở phần ghi nhớ có ghi rõ là đáp án B mà thầy
    Câu 22.9 sao lại là đáp án D ạ ? Thầy giải thích giúp e với

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Dây dẫn có dòng điện chạy qua thì xung quanh dây dẫn có từ trường, từ trường này cũng có thể hút được các vụn sắt hoặc kim nam châm đặt xung quanh nó. Tuy nhiên, từ trường của dây dẫn có dòng điện không giống như từ trường (từ phổ khác nhau) nên không thể xem như nam châm thẳng vì nam châm thẳng có hai cực rõ ràng còn dây dẫn thì khó xác định từ cực lắm!

      Xóa
  13. Thầy ơi em tưởng câu 22.9 phải là a?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Dây dẫn có dòng điện chạy qua thì xung quanh dây dẫn có từ trường, từ trường này cũng có thể hút được các vụn sắt hoặc kim nam châm đặt xung quanh nó. Tuy nhiên, từ trường của dây dẫn có dòng điện không giống như từ trường (từ phổ khác nhau) nên không thể xem như nam châm thẳng vì nam châm thẳng có hai cực rõ ràng còn dây dẫn thì khó xác định từ cực lắm!

      Xóa
  14. Thầy ơi tại sao câu 22.4 không dùng kim nâm châm thử được?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn dùng kim nam châm để thử vẫn được!

      Xóa
  15. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Câu 22.9 đáp án C thì không rõ bằng đáp án D nên mình chọn đáp án D

      Xóa
  16. Thầy ơi, em nghĩ là 22.8 chọn B, 22.9 chọn C chứ ag!

    Trả lờiXóa
  17. Chào bạn! Cám ơn bạn góp ý. Câu 22.8 để mình xem lại!

    Trả lờiXóa
  18. Chào thầy ạ ! Em k hiểu phần 22.4 thầy có thể giảng kĩ hơn dc k ạ

    Trả lờiXóa
  19. Chào thầy ạ ! Em k hiểu phần 22.4 thầy có thể giảng kĩ hơn dc k ạ

    Trả lờiXóa