ĐỒNG BÀO CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM - QUYẾT KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI KẺ THÙ - HỌC LÀ ĐỂ GÌN GIỮ HÒA BÌNH THẾ GIỚI, ĐẤT NƯỚC GIÀU MẠNH, GIA ĐÌNH ẤM NO, BẢN THÂN THÔNG MINH VÀ ĐẠO ĐỨC

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bai 50: Kinh lup

 Bài 50: KÍNH LÚP


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Kính lúp là thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn, dùng để quan sát các vật nhỏ.
2. Vật cần quan sát phải đặt trong khoảng tiêu cự của kính để cho một ảnh ảo lớn hơn vật. Mắt nhìn thấy ảnh ảo đó.
3. Dùng kính lúp có số bội giác càng lớn để quan sát thì thấy ảnh càng to.

50.1 Có thể dùng kính lúp để quan sát vật nào dưới đây ?
A. Một ngôi sao.                               B. Một con vi trùng.
C. Một con kiến.                               D. Một bức tranh phong cảnh.
Đáp án: C
Giải thích


50.2 Thấu kính nào dưới đây có thể dùng làm kính lúp ?
A. Thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
B. Thấu kính phân kì có tiêu cự 50 cm.
C. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
D. Thấu kính hội tụ có tiêu cự 50 cm.
Đáp án: C
Giải thích
50.3 Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật hay nhìn trực tiếp thấy vật ? Có thể làm thí nghiệm đơn giản nào để để chứng minh câu trả lời của em là đúng ?
Đáp án: Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta nhìn thấy ảnh của vật. Để kiểm tra câu trả lời này ta hãy dùng kính lúp để quan sát một chiếc bút chì sao cho một phần của bút chì được nhìn qua kính, phần còn lại nằm ngoài kính . Ta sẽ thấy phần nhìn qua kính lớn hơn, còn phần nằm ngoài kính nhỏ hơn. Như vậy, rõ ràng là ta nhìn thấy ảnh của bút chì qua kính.

50.4 Dùng kính lúp có số bội giác 2x và kính lúp có số bội giác 3x để quan sát cùng một vật và với cùng điều kiện thì trong trường hợp nào ta sẽ thấy ảnh lớn hơn ? Trong hai kính đó, kính nào có tiêu cự dài hơn ?
Đáp án: Dùng kính lúp có số bội giác 3x ta sẽ thấy ảnh lớn hơn khi dùng kính lúp có số bội giác 2x khi quan sát cùng một vật trong cùng một điều kiện quan sát. Kính lúp 2x có tiêu cự dài hơn kính 3x.

50.5 Một người dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ. Vật đặt cách kính 8 cm.
a. Dựng ảnh của vật qua kính, không cần đúng tỉ lệ.
b. Ảnh là ảnh thật hay ảnh ảo ?
c. Ảnh lớn hơn hay nhỏ hơn vật bao nhiêu lần ?
Gợi ý: Dựa vào hình vẽ để tính.
Đáp án:
a. Dựng ảnh như hình 50.3

b. Ảnh này là ảnh ảo
c. Hai tam giác OAB và OAB đồng dạng với nhau nên: AB/AB = OA/OA = OA/8 (1)
Hai tam giác FOI và FAB đồng dạng với nhau nên:
AB/OI = FA/FO = (10 + OA)/10 = 1 + OA/10.
Vì OI = AB ta có: 1 + OA/10 = AB/AB = OA /8.
Từ đó suuy ra: OA = 40 cm. Thay trở lại (1) ta được: AB/AB = OA /8 = 40/8 = 5
Hay AB = 5 AB. Vậy ảnh lớn gấp 5 lần vật.

50.6*
a. Dùng kính lúp có tiêu cự 10 cm để quan sát một vật nhỏ cao 1mm. Muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet ? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet ?
Gợi ý: Hãy dựng ảnh, không cần đúng tỉ lệ. Dựa vào hình vẽ để tính.
b. Dùng một thấu kính hội tụ có tiêu cự 40 cm để quan sát vật nói trên. Ta cũng muốn có ảnh ảo cao 10 mm thì phải đặt vật cách kính bao nhiêu xentimet ? Lúc đó ảnh cách kính bao nhiêu xentimet ?
c. Cho rằng trong cả hai trường hợp, người quan sát đều đặt mắt sát sau kính để nhìn ảnh ảo. Hỏi trong trường hợp nào người ấy có cảm giác là ảnh lớn hơn ?
Đáp án:
a. Xem hình 50.3. Theo như kết quả của bài 50.5 ta có: AB/AB = FA/FO = (FO+ OA)/FO hay 10/1 = (10+OA)/10. Từ đó suy ra OA = 90 cm.
Mặt khác ta có: AB/AB = OA/OA hay 10/1 = 90/OA.
Vậy vật cách kính 9 cm và ảnh cách kính 90 cm.

b. Giải tương tự như trên ta có:
AB/AB = FA/FO = (FO+OA)/FO hay 10/1 = (40+OA)/40
Từ đó suy ra: OA= 360 cm.
Mặt khác ta có: AB/AB = OA/OA hay 10/1 = 360/OA.
Từ đó suy ra OA = 36 cm.
Vậy vật cách kính 36 cm và ảnh cách kính 360 cm.
c. Trong cả hai trường hợp ảnh đều cao 10mm. Trong đó trường hợp a thì ảnh cách mắt có 90 cm, còn trong trường hợp b ảnh cách kính đến 360 cm. Như vậy, trong trường hợp a ảnh nằm gần mắt hơn và người quan sát sẽ thấy ảnh lớn hơn so với trường hợp b.



50.7 Ai trong số các người kể dưới đây không cần sử dụng kính lúp trong công việc của mình?
A. Một người thợ sửa đồng hồ.
B. Một nhà nông nghiên cứu về sâu bọ.
C. Một nhà địa chất nghiên cứu sơ bộ một mẫu quặng.
D. Một học sinh đang đọc sách giáo khoa.
Đáp án: D
Giải thích

50.8 Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào dưới đây không thể dùng làm kính lúp được?
A. 10 cm
B. 15 cm
C. 5 cm
D. 25cm
Đáp án: D

50.9 Khi quan sát một vật nhỏ qua kính lúp, ta sẽ nhìn thấy ảnh như thế nào?
A. Một ảnh thật, ngược chiều vật.
B. Một ảnh thật, cùng chiều vật.
C. Một ảnh ảo, ngược chiều vật.
D. Một ảnh ảo, cùng chiều vật.
Đáp án: D
Giải thích
50.10 Trên giá đỡ của một thấu kính có ghi 2,5x. Đó là:
A. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 2,5 cm.
B. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 2,5 cm.
C. Một thấu kính hội tụ có tiêu cự 10 cm.
D. Một thấu kính phân kì có tiêu cự 10 cm.
Đáp án: C



50.11 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Kính lúp là
b. Tiêu cự của kính lúp không được dài hơn
c. Số bội giác của một kính lúp là một đại lượng
d. Số bội giác của kính lúp được tính bằng công thức
1. dùng để đánh giá tác dụng của kính. Kính có số bội giác càng lớn sẽ cho ta thu được một ảnh càng lớn trên màng lưới của mắt.
2. G=25/f (cm)
3. 25 cm. Vì nếu tiêu cự dài hơn 25cm thì số bội giác sẽ nhỏ hơn 1 và kính lúp sẽ mất tác dụng.
4. một thấu kính hội tụ có tiêu cự ngắn.
Đáp án: 1-c, 2-d, 3-b, 4-a

50.12 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Muốn quan sát một vật nhỏ qua một kính lúp, ta phải đặt vật
b. Khi đó, kính sẽ cho ta một
c. Tất nhiên, nếu đặt vật sát ngay mặt kính lúp thì
d. Còn nếu ta đặt vật tại tiêu điểm của kính thì
1. ảnh ảo, cùng chiều và lớn hơn vật.
2. kính sẽ chẳng có tác dụng gì, vì trong trường hợp này không xác định được ảnh.
3. ta cũng sẽ quan sát được ảnh của vật qua kính.
4. trong khoảng tiêu cự của kính.
Đáp án: 1-b, 2-d, 3-c, 4-a







53 nhận xét:

  1. Câu 50.5
    sao lại là: (10 + OA’)/10 = 1 + OA’/10.

    Trả lờiXóa
  2. sao lại làm chồng bài này lên bài kia như vậy?
    Câu 50.5 - Câu 50.6
    Haizz

    Trả lờiXóa
  3. Trả lời
    1. Chào bạn! Bài 50.5 thì bạn nhân phân phối vào để bỏ ngoặc đơn thì được kết quả giống như Mình đã giải.

      Xóa
    2. Chào bạn!Bài 50.6 lấy kết quả của bài 50.6 để sử dụng tính toán luôn cho tiện vì hai bài này gần giống như nhau.

      Xóa
  4. tại sao bài 50.8 lại có 2 kết quả?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Do câu này có chút vấn đề nên Mình đã chỉnh lại rồi. Mình cám ơn các Bạn rất nhiều!

      Xóa
  5. sao câu 12...2 đi với d vậy bạn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình cám ơn Bạn rất nhiều, Mình đã xem kĩ lại và thấy rằng sách bài tập viết chưa chính xác nên Mình đã điều chỉnh lại rồi.

      Xóa
    2. Chào Bạn! nếu có ý kiến hay gì thì đóng góp cho Mình nhé!

      Xóa
    3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    4. Nhầm ý mình là 2 vẫn đi đôi với d là sao sữa đi

      Xóa
    5. Chào Bạn! Mình chưa hiểu ý Bạn!

      Xóa
    6. Câu 50.12 ... câu c phải đi với cậu 2 chứ . Chưa có sữa lại kìa

      Xóa
    7. Chào Bạn! Câu 2 không thể đi chung với câu c vì không hợp lí lắm! Nếu dùng kính lúp và đặt sát vào vật thì ta cũng quan sát được ảnh qua kính lúp. Bạn thử làm thực tế xem!

      Xóa
  6. hieu qua!!!sao ban hoc gioi ly the?

    Trả lờiXóa
  7. 50.5 sao OA'=40 vậy bạn

    Trả lờiXóa
  8. Nhập nhận xét của bạn...

    Trả lờiXóa
  9. Thầy cho em hỏi : Thấu kính hội tụ có tiêu cự nào KHÔNG thể dùng làm kính lúp :
    A. 10cm.
    B.15cm
    C.20cm
    D.25cm
    Để máy phát điện xoay chiều duy trì dòng điện liên tục ta KHÔNG dùng cách nào để làm quay roto:
    A. Động cơ nhiệt
    B. SỨc nước
    C. Năng lượng mặt trời
    D. Năng lượng phản ứng hạt nhân
    Khoảng nhìn rõ của mắt lão:
    A. = khoảng nhìn rõ của mắt cận
    B. Lớn hơn....mắt cận
    C. Nhỏ hơn...mắt cận
    D. Bằng ....mắt thường
    Và giải thích giúp em luôn ạ. Mai em thi rồi phiền thầy tranh thủ giúp em. Cảm ơn nhiều ạ !

    Trả lờiXóa
  10. cho mình hỏi tai sao thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20cm không dùng làm kính lúp được mình tưởng chỉ có kính lúp có tiêu cự là 25cm hoặc là hơn 25cm thì mới không dùng làm kính lúp chứ

    Trả lờiXóa
  11. cho mình hỏi tai sao thấu kính hội tụ có tiêu cự là 20cm không dùng làm kính lúp được mình tưởng chỉ có kính lúp có tiêu cự là 25cm hoặc là hơn 25cm thì mới không dùng làm kính lúp chứ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Do số bội giác nhỏ nhất của kính lúp là 1,5x cho nên tiêu cự dài nhất của kính lúp gần bằng 16,7 cm.

      Xóa
  12. Giải dùm mình câu này được ko ạ
    Vật đứng cách kính 10 cm, kính có tiêu cự 4 cm. Hỏi ảnh cách vật bao nhiêu, tính chiều cao của ảnh
    Mình cảm ơn

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bài này bạn vẽ hình sau đó dùng tam giác đồng dạng để giải nhé!

      Xóa
  13. thầy ơi thầy cho em hỏi là tại sao câu 50.5 lại là:A'B'/OI=F'A'/F'O=(10+OA')/10=1+OA'/10 thầy giảng giúp em với!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Phần này chắc hè tới mình làm kĩ hơn, bây giờ mình bận quá nên không thể giúp bạn được!

      Xóa
  14. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  15. Bài 50.6 đổi đơn vị 10cm=100mm rùi mới tính chứ thầy, hai đơn vị khác nhau mà ra kết quả hay vậy ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Trong trường hợp này không đổi đơn vị vẫn đúng!

      Xóa
  16. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  17. câu 50.5 tại sao lại có OA'/8 ? tính như thế nào vậy ??

    Trả lờiXóa
  18. Bài 50.5 nếu A'B'/AB =1+OA'/10 thì OA' sao có thể ra 40 đc vậy thầy???e k hiểu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn chỉ cần quy đồng mẫu số sau đó suy ra OA' là xong

      Xóa