ĐỒNG BÀO CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM - QUYẾT KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI KẺ THÙ - HỌC LÀ ĐỂ GÌN GIỮ HÒA BÌNH THẾ GIỚI, ĐẤT NƯỚC GIÀU MẠNH, GIA ĐÌNH ẤM NO, BẢN THÂN THÔNG MINH VÀ ĐẠO ĐỨC

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bai 35: Cac tac dung cua dong dien xoay chieu - Do cuong do va hieu dien the xoay chieu

 Bài 35: CÁC TÁC DỤNG CỦA DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU – ĐO CƯỜNG ĐỘ VÀ HIỆU ĐIỆN THẾ XOAY CHIỀU


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Dòng điện xoay chiều có tác dụng nhiệt, quang và từ.
2. Lực từ đổi chiều khi dòng điện đổi chiều.
3. Dùng ampe kế hoặc vônkế xoay chiều có kí hiệu AC để đo các giá trị hiệu dụng của cường độ và hiệu điện thế xoay chiều. Khi mắc ampe kế và vôn kế xoay chiều vào mạch điện xoay chiều không cần phân biệt chốt của chúng.


35.1 Trong thí nghiệm ở hình 35.1, có hiện tượng gì xảy ra với kim nam châm khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện ?

A. Kim nam châm vẫn đứng yên.
B. Kim nam châm quay một góc 900.
C. Kim nam châm quay ngược lại.
D. Kim nam châm bị đẩy ra.

Đáp án: C

35.2 Trong thí nghiệm ở hình 35.2, có hiện tượng gì xảy ra với kim sắt khi ta đổi chiều dòng điện chạy vào nam châm điện ?

A. Kim sắt vẫn bị hút như trước.
B. Kim sắt quay một góc 900.
C. Khi sắt quay ngược lại.
D. Kim sắt bị đẩy ra.

Đáp án: A

35.3 Có hiện tượng gì xảy ra với miếng nam châm khi cho dòng điện xoay chiều chạy vào nam châm điện ở hình 35.3 ?

A. Miếng nam châm bị nam châm điện hút chặt.
B. Miếng nam châm bị nam châm điện đẩy ra.
C. Miếng nam châm đứng yên, không bị hút, không bị đẩy.
D. Miếng nam châm luân phiên bị nam châm điện hút, đẩy.

Đáp án: D

35.4 Đặt một dây dẫn thẳng song song với trục Nam – Bắc của một kim nam châm đứng cân bằng. Có hiện tượng gì với kim nam châm khi cho dòng điện xoay chiều lấy từ lưới điện quốc gia chạy qua dây dẫn ? Giải thích hiện tượng.

Đáp án: Kim nam châm vẫn đứng yên như cũ, thực ra lực từ tác dụng vào mỗi cực nam châm luân phiên đổi chiều theo sự đổi chiều dòng điện. Nhưng vì kim nam châm có quán tính, dòng điện xoay chiều trên lưới điện quốc gia có tần số lớn (50 Hz) cho nên kim không kịp đổi chiều quay và đứng yên.
Giải thích
35.5 Hãy vẽ sơ đồ bố trí thí nghiệm để nhận biết xem dòng điện chạy qua một dây dẫn là dòng điện một chiều hay dòng điện xoay chiều.

Đáp án: Yêu cầu vẽ sơ đồ đơn giản, có thể dùng cách so sánh với tác dụng của dòng điện một chiều như ở bài tập 35.3, 25.4, TN ở hình 35.2 SGK.
Tham khảo sơ đồ


35.6 Tác dụng từ của dòng điện thay đổi như thế nào khi dòng điện đổi chiều?
A. Không còn tác dụng từ.
B. Tác dụng từ mạnh lên gấp đôi.
C. Tác dụng từ giảm đi.
D. Lực từ đổi chiều.

Đáp án: D
Giải thích
35.7 Dòng điện xoay chiều có cường độ và hiệu điện thế luôn thay đổi theo thời gian. Vậy ampe kế xoay chiều chỉ giá trị nào của cường độ dòng điện xoay chiều ?
A. Giá trị cực đại.
B. Giá trị cực tiểu.
C. Giá trị trung bình.
D. Giá trị hiệu dụng.

Đáp án: D

35.8 Trong thí nghiệm ở hình 35.4, khi đổi chiều dòng điện chạy vào cuộn dây dẫn thì tác dụng từ của cuộn dây đối với kim nam châm và kim sắt non có gì khác không? Vì sao?

Giải thích: Kim nam châm quay ngược lại 1800 do theo quy tắc nắm tay phải thì đầu dây gần kim nam châm là từ cực Nam nên gặp từ cực Nam của kim nam châm thì đẩy. Còn kim sắt non thì bị hút bình thường do bị nhiễm từ.

35.9 Dựa vào tác dụng từ của dòng điện xoay chiều, hãy vẽ sơ đồ thiết kế một chuông điện chạy bằng dòng điện xoay chiều.
Các bạn có thể tham khảo hình chuông điện xoay chiều này để thiết kế nhé

Đáp án: Sơ đồ này mỗi người có cách vẽ khác nhau. Các bạn tự vẽ nhé!

35.10 Tác dụng nào của dòng điện xoay chiều không phụ thuộc vào chiều dòng điện?

Đáp án: Tác dụng phát quang, nhiệt, sinh lí.

133 nhận xét:

  1. thế mà k vẽ luôn 35.9 đi :((

    Trả lờiXóa
  2. Khi nào rãnh thì Mình thiết kế hình 35.9 cho các bạn nhé!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. vẽ đi pạn

      Xóa
    2. dont cần.tôi là người học giỏi vật lí mà.có lẽ hôn bạn luôn (tuan dang)

      Xóa
    3. Ad ơi câu 35.1 khóa K vẫn mở thì ko có dòng điện chạy qua thì đáp án phải là a chứ ad

      Xóa
    4. ý của đề bài là giả sử thôi bạn ơi

      Xóa
    5. Ad ơi cho e cái hình vẽ của bài 35.9 đi ad

      Xóa
    6. Chào bạn! Thì bạn vẽ lại hình 35.9 bằng các kí hiệu là được rồi!

      Xóa
    7. Ad ơi giải thích cho em câu 35.6 đi, tại sao chọn D ?

      Xóa
    8. Ad ơi giải thích cho em câu 35.6 đi, tại sao chọn D ?

      Xóa
    9. Chào bạn! Bài này để mình làm một đoạn video giải thích nhé!

      Xóa
  3. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  4. Bài này đã đầy đủ 10 câu rùi sao? Thanks Tuan Dang nhiều nhiều nha!

    Trả lờiXóa
  5. bạn cập nhật nhiều nhiều giúp chúng tôi giải bài khó zới nha thanks nh lém

    Trả lờiXóa
  6. Bạn Linh thân mến. Vì tác dụng quang của dòng điện là do điện áp tạo ra tại hai đầu điện cực cho nên nó không phụ thuộc vào chiều dòng điện.

    Trả lờiXóa
  7. Cảm ơn anh nhiều lắm. hì hì :D

    Trả lờiXóa
  8. Bài 35.8 : Khi đổi chiều dòng điện thì cực gần kim nam châm phải là cực nam chứ !

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình cám ơn Bạn rất nhiều. Bạn nhận xét rất đúng. Mình đã chỉnh sửa đáp án lại rồi.

      Xóa
    2. cực gần nam châm là cực nam gặp cực bắc của nam châm thi hút nhau chứ bạn

      Xóa
    3. Chào Bạn! Do bài này nam châm vĩnh cửu sơn màu sai. Lúc đầu Mình cũng nghỉ như Bạn theo điều kiện Ban đầu của bài toán thì nam châm vĩnh cửu và nam châm điện đang hút nhau và hút thanh kim loại.

      Xóa
  9. chỉ mk cách đăng kí đj,mk cx mún tham gia!!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn muốn Mình chỉ Bạn đăng ký cái gì vậy Bạn!

      Xóa
    2. đăng kí gia nhập vào "giải bài tập vật lí" đó!!!pk chấp nhận thành viên như mk chứ???

      Xóa
    3. Chào Bạn! Mình rất vui và đồng ý Bạn là thành viên của Mình nhưng về đăng ký trực tiếp trên web thì không có.

      Xóa
    4. uk,mk hỉu rồi!!!cảm ơn pk nhìu!!!

      Xóa
  10. Thầy có thể giải thích cho em bài 35.2 được không ạ Em cảm ơn thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Do cái đinh sắt không phải là nam châm nên cho dù nam châm điện có đổi chiều dòng điện cũng không quan trọng có nghĩa là dù là cực Nam hay Bắc đều hút cái đinh sắt cả.

      Xóa
  11. thầy ơi e không hiểu bài 35.1, vì trong hình khoá K đóng nên không có dòng điện chạy qua đúng không thầy? nhưng sao lại chọn câu c vậy ạh?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn nói như vậy chưa chính xác, nếu khóa K đóng thì nam châm điện sẽ hút kim nam châm. Nhưng giả thiết bài tập là nếu đổi chiều dòng điện thì hiện tượng sẽ xảy ra ngược lại.

      Xóa
  12. Trả lời
    1. Chào Bạn! Do nam châm điện sử dụng điện xoay chiều nên cực tính của nam châm của cũng luân phiên thay đổi chính vì vậy mà chọn đáp án D.

      Xóa
    2. cho mình hỏi là tại sao ở câu này ko chọn cậu C ạ? có phải là khi dòng điện đổi chiều liên tục thì do nam châm có quan tính nên ko kịp thay đổi giống như kim của Ampe kế trong mạch điện xoay chiều ko ạ?

      Xóa
    3. Chào Bạn! Do câu trả lời C nói "không hút cũng không đẩy" là chưa đúng. Nếu do quán tính thì cũng phải có hút hoặc đẩy mới đúng nên đáp án C không đúng.

      Xóa
  13. bạn có thể vẽ hình của các bài có hình vẽ không?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Có một vài bài Mình chưa cập nhật kịp mong bạn thông cảm nhé!

      Xóa
  14. ad ơi! sao bài 35.8 lại như vậy?
    lúc đầu kim nam châm và nam châm điện đang đẩy nhau (vì cùng là cực bắc) thì sau khi đổi chiều dòng điện thì chúng phải hút nhau chứ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Do Bài này nam châm vĩnh cửu sơn màu chưa đúng quy tắc!

      Xóa
  15. Cho e hỏi tác dụng sinh lí là tác dụng gì vậy ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! tác dụng sinh lí là tác dụng của dòng điện lên cơ thể sống (bị điện giật) gây ra các hiện tượng co giật, nói cách khác là hiện tượng phản ứng của cơ thể đối với dòng điện.

      Xóa
  16. Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình vừa cập nhật hình ảnh chuông điện xoay chiều. Bạn có thể xem hình và tự vẽ nhé!

      Xóa
  17. bài 35.8 tại sao lại như thế vậy ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn có thể nói rõ hơn chỗ mà Bạn không hiểu để Mình giải thích thêm nhé!

      Xóa
  18. bạn ơi! câu 35.5 bạn có thể vẽ hình và tl lun ko?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Đây là sơ đồ do mỗi người thiết kế thì sẽ khác nhau, Mình muốn Bạn vẽ sau đó gởi cho Mình xem để Mình góp ý thêm nhé! Bạn có đồng ý với ý kiến của Mình không?

      Xóa
  19. e nghi cau 35.1 la A vi luc nay khoa K mo mak, ng ta co noi se dong n dau

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Nếu như ta đóng khóa K thì nam châm điện sẽ hút kim nam châm, nhưng do đề bài hỏi "nếu đổi chiều dòng điện " thì hiện tượng xảy ra như thế nào. Như vậy đáp A chưa đúng.

      Xóa
  20. bạn cần xem lại phần bài tập down về vì nó bị thiếu. như bài 35 có 10 bài thì chỉ có từ 35.1 -> 35.5 thôi. cảm ơn bạn!!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn nói đúng những bài tập đó là những lúc ban đầu Mình soạn nên Mình cũng không cập nhật nữa, mong bạn thông cảm

      Xóa
  21. Cám ơn bạn rất nhiều về những bài tập bổ ích, nhờ nó mà mình học tốt môn Vật Lí hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn thấy hữu ích thì Mình rất vui!

      Xóa
    2. cám ơn anh nhiều, nhờ mấy bài này mà em đã hiểu bài và tự làm bài lại được

      Xóa
    3. cám ơn anh nhiều, nhờ mấy bài này mà em đã hiểu bài và tự làm bài lại được

      Xóa
    4. Chào các bạn!Các bạn cảm thấy hữu ích là Mình rất vui!

      Xóa
  22. mn cho hỏi cái tính chất này cái mình quen béng mất rồi: khi mà mình đặt cục phấn trên mặt giấy trắng ,ta giật tờ giấy ra cục phấn bị ngã vì cục phấn chưa kịp chuyển động là tính chất j z mn

    Trả lờiXóa
  23. bạn vẽ bài 35.9 hộ mình với

    Trả lờiXóa
  24. Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn phải áp dụng quy tắc nắm tay phải để xác định cực từ của nam châm điện là bạn chọn được ngay!

      Xóa
    2. Thưa thầy em nghĩ câu 35.1 là A vì cái hình cho thấy cái công tắc K nó không có đóng

      Xóa
    3. Chào bạn! Câu này ngầm hiểu là khóa K đóng!

      Xóa
  25. giá trị hiện dụng là gì vậy ad ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Đối với điện xoay chiều có hai giá trị đó là giá trị tức thời và giá trị hiệu dụng. Giá trị tức thời là giá trị phụ thuộc vào thời gian, ở mỗi thời gian khác nhau có giá trị tức thời khác nhau. Giá trị hiệu dụng được tính toán dựa trên giá cực đại của điện xoay chiều. Bạn học cấp 3 thì sẽ nghiên cứu rất kĩ vấn đề này!

      Xóa
  26. tại sao 35.2 lại a vậy thầy ,,,, sao ko phai D

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Do đinh sắt không phải nam châm nên đinh sắt sẽ không bị đẩy ra.

      Xóa
  27. Tuan Dang phiền pn có thể chú thích dùm hình ở bài 35.9 k xem mà chả nhận ra dc cái mô tê j hjt trơn á

    Trả lờiXóa
  28. vì sao thầy giáo của em lại bảo bộ góp điện phải để lớp 12 mới học vậy thầy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Chương trình lớp 12 hình như không có dạy về bộ góp điện!

      Xóa
  29. Bài35.10
    td sih lí là j?...hả thầy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Tác dụng sinh lí của dòng điện thể hiện ở chỗ nếu ta chạm tay vào điện thì điện sẽ giật chúng ta, làm các cơ của chúng ta co gút,...có nghĩa là gây ra phản ứng sinh lí trên cơ thể người và động vật.

      Xóa
  30. Thầy giải giúp em 1 số bài được không

    Trả lờiXóa
  31. Thầy gửi bài giảng này cho em đc ko ạ?

    Trả lờiXóa
  32. bai 35.5 vẽ sao zậy chỉ cho mình vs

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình vừa cập nhật sơ đồ tham khảo bài 35.5

      Xóa
  33. Trả lời
    1. Chào Bạn! Do nam châm điện sử dụng nguồn điện xoay chiều nên các cực tính của nam châm luân phiên tăng giảm theo thời gian nên hút đẩy liên tục.

      Xóa
  34. ngoài mấy tác dụng trong sgk ra dòng điện xoay chiều còn có tác dụng nào nữa ko ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! dòng điện có 5 tác dụng: nhiệt, quang, từ, hóa học, sinh lí

      Xóa
  35. à mà quên chúc thầy năm mới vui vẻ mong thầy sẽ giữ mãi được tâm huyết để bồi đắp tình yêu môn vật lí cho học sinh nha thầy ...........cảm ơn thầy rất nhiều

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Chúc bạn học hành ngày càng tiến bộ, gia đình vui vẻ và hạnh phúc!

      Xóa
  36. thầy ơi câu 35.3 là ý C mà

    Trả lờiXóa
  37. câu 35.3 sai rồi thầy ơi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn có thể phân tích cho mình rõ được không? Cám ơn bạn!

      Xóa
  38. theo lí thuyết thì miếng nam châm sẽ bị vừa hut vừa đẩy, nhưng theo thực tế thì do quán tính thì kim nam châm sẽ đứng yên(từ cực đổi chiều nhanh)

    Trả lờiXóa
  39. thế thầy sửa đi nhé!

    Trả lờiXóa
  40. mơn thầy, bài học rất bổ ích

    Trả lờiXóa
  41. trang nay cx co the lam cho chung toi hoc dot di

    Trả lờiXóa
  42. Hay thầy ak. Cảm ơn thầy nhiều.

    Trả lờiXóa
  43. Thầy ơi, khi mắc bóng đèn dây tóc vào mạch điện xoay chiều thì đèn có sáng liên tục không hay sáng rồi tắt rồi lại sáng ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Khi mắc bóng đèn dây tóc vào điện xoay chiều thì đèn sáng liên tục!

      Xóa
    2. bởi vì dòng điện luân phiên đổi chiều đúng ko thầy

      Xóa
    3. Cảm ơn thầy đã trả lời em, nhưng mà vì sao đèn sáng liên tục được khi dòng điện xoay chiều có lúc có giá trị là 0 ạ.

      Xóa
    4. Chào bạn! Ánh sáng liên tục là do nguyên lí hoạt động của đèn sợi đốt (đèn dây tóc) nó không phụ thuộc vào chiều của dòng điện. Còn đèn huỳnh quang thì ánh sáng không liên tục vì nguyên lí hoạt động của nó dựa trên hiện tượng phóng điện nên phụ thuộc vào chiều của dòng điện hay tần số dòng điện!

      Xóa
    5. Dạ, Vậy nguyên lí hoạt động của đèn sợi đốt là gì ạ, mà bóng đèn dây tóc không phụ thuộc vào chiều dòng điện nhưng khi giá trị dòng điện xoay chiều bằng 0 thì sao đèn sáng được ạ. Giúp em với, chỗ này e không hiểu thầy ơi!

      Xóa
    6. Chào bạn! Nguyên lí hoạt động của đèn sợi đốt là do dây đốt nóng bị nóng tới nhiệt độ cao thì tự động sẽ phát sáng. Do dòng điện xoay chiều ở nước ta có tần số 50 hz tức trong 1 giây dòng điện sẽ đổi chiều 50 lần chính vì vậy việc dòng điện có giá trị bằng 0 không ảnh hưởng gì đến hoạt động của đèn sợi đốt!

      Xóa
  44. gì mà chảnh thế làm thì lam hết cho rồi

    Trả lờiXóa
  45. 35.1 K vẫn mở mà thầy @@, còn 35.2 sao chọn A thầy ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bài 35.1 thì mình hiểu là khi hoạt động thì công tắc đóng!

      Xóa
  46. 35.8 khi đổi chiều rồi nam châm bị hút chớ bạn.

    Trả lờiXóa
  47. Ad ơi hình như câu 35.8 sai r kìA

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn có thể chỉ rõ hơn chỗ sai cho mình không?

      Xóa
    2. Cuộn dây sẽ hút kim sắt non và kim nam châm vì khi k đóng cuộn dây nhiễm từ và thành 1 nam châm cực gần nam châm là cực Nam, cực gần sắt non là cực Bắc nên cuộn dây sẽ hút nam châm và sắt non

      Xóa
  48. bạn ơi hình như tác dụng quang vẫn theo chiều dđ nhé
    bằng chứng là đèn led :))

    Trả lờiXóa