ĐỒNG BÀO CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM - QUYẾT KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI KẺ THÙ - HỌC LÀ ĐỂ GÌN GIỮ HÒA BÌNH THẾ GIỚI, ĐẤT NƯỚC GIÀU MẠNH, GIA ĐÌNH ẤM NO, BẢN THÂN THÔNG MINH VÀ ĐẠO ĐỨC

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bai 28: Dong co dien mot chieu


 Bài 28: ĐỘNG CƠ ĐIỆN MỘT CHIỀU


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Động cơ điện một chiều hoạt động dựa trên tác dụng từ của từ trường lên khung dây dẫn có dòng điện chạy qua đặt trong từ trường.
2. Động cơ điện một chiều có hai bộ phận chính là nam châm tạo ra từ trường và khung dây dẫn có dòng điện chạy qua. 
3. Khi động cơ điện một chiều hoạt động, điện năng được chuyển hóa thành cơ năng.


28.1 Hình 28.1 trình bày một động cơ điện gọi là “Bánh xe Bác-lô”. Có một đĩa bằng đồng đặt thẳng đứng giữa hai cực của một nam châm hình chữ U và có thể dễ dàng quay xung quanh một trục nằm ngang PQ làm bằng kim loại. Mép dưới của đĩa chạm vào thủy ngân được đựng trong một cái chậu. Nối trục của đĩa và thủy ngân vào hai cực của một nguồn điện thì thấy đĩa quay.
Đây là một “động cơ điện” thô sơ, phát minh bởi P.Bác-lô (Peter Barlon, 1766-1862). Hãy giải thích hoạt động của động cơ này.


Đáp án: Dòng điện chạy từ trục đĩa theo đường bán kính OA (A là điểm mà đĩa tiếp xúc với thủy ngân). Lực điện từ do từ trường của nam châm tác dụng vào dòng điện (theo quy tắc bàn tay trái) là lực kéo OA ra phía ngoài nam châm. Kết quả là đĩa quay theo chiều kim đồng hồ như đã biểu diễn trên hình 28.1 SBT.

28.2 Hình 28.2 vẽ cắt ngang một khung dây dẫn có dòng điện chạy qua được đặt trong từ trường. Ban đầu hai cạnh của khung dây có vị trí 1. Do tác dụng của lực điện từ, khung quay lần lượt qua các vị trí 2, 3, 4, 5, 6.
a. Biểu diễn lực điện từ tác dụng lên khung tại các vị trí xác định ở trên.
b. Tại vị trí thứ 6, lực điện từ có tác dụng làm khung quay không? Nếu do quán tính, khung quay thêm một chút nữa thì tại vị trí mới, lực điện từ sẽ tác dụng làm khung quay như thế nào?
c. Giả sử khi đã vượt vị trí thứ 6, ta đổi chiều dòng điện trong khung, hiện tượng sẽ ra sao?


Đáp án:
a. Lực điện từ tác dụng lên khung tại các vị trí từ 1 đến 6 được biểu diễn trên hình 28.2

b. Không. Nếu do quán tính, khung quay thêm một chút nữa thì lực điện từ sẽ làm khung dây quay tiếp tục.
c. Khung sẽ quay theo chiều ngược lại.
Giải thích
28.3 Ưu điểm nào dưới đây không phải là ưu điểm của động cơ điện?
A. Không thải ra ngoài các chất khí hay hơi làm ô nhiễm môi trường xung quanh.
B. Có thể có công suất từ vài oát đến hàng trăm, hàng ngàn, chục ngàn kilôoat.
C. Hiệu suất rất cao, có thể đạt tới 98%.
D. Có thể biến đổi trực tiếp năng lượng của nhiên liệu thành cơ năng.

Đáp án: D
Giải thích
28.4 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d, e với một phần 1, 2, 3, 4, 5, 6 để được một câu có nội dung đúng.
a. Động cơ điện hoạt động dựa vào
b. Nam châm điện hoạt động dựa vào


c. Nam châm vĩnh cửu được chế tạo dựa vào
d. Động cơ điện là động cơ trong đó
e. Đông cơ nhiệt là động cơ trong đó
1. sự nhiễm từ của sắt, thép.
2. năng lượng của nhiên liệu bị đốt cháy chuyển thành cơ năng.

3. tác dụng của từ trường lên dòng điện đặt trong từ trường.
4. tác dụng từ của dòng điện.
5. khả năng giữ được từ tính lâu dài của thép sau khi nhiễm từ.
6. Điện năng chuyển hóa thành cơ năng.
Đáp án: a – 3 ; b – 4 ; c – 5 ; d – 6 ; e -2
28.6 Trong động cơ điện một chiều, nếu thay bộ góp điện gồm hai vành bán khuyên bằng một bộ góp điện gồm hai vành khuyên thì động cơ có quay được liên tục không? Tại sao?

Giải thích: Nếu thay như vậy thì động cơ sẽ không quay được vì lúc này dòng điện  không chạy qua được khung dây mà bị vành khuyên nối tắt làm ngắn mạch.


28.7 Rôto của một động cơ điện một chiều trong kỹ thuật được cấu tạo như thế nào?
A. Là một nam châm vĩnh cửu có trục quay.
B. Là một nam châm điện có trục quay.
C. Là nhiều cuộn dây dẫn có thể quay quay quanh cùng một trục.
D. Là nhiều cuộn dây dẫn quấn quanh một lõi thép gắn với vỏ máy.


Đáp án: C


28.8 Muốn cho động cơ điện quay được, cho ta cơ năng thì phải cung cấp cho nó năng lượng dưới dạng nào?

A. Động năng.

B. Thế năng.

C. Nhiệt năng.

D. Điện năng.

Đáp án: D
 

104 nhận xét:

  1. Bạn thông cảm. Mình định có thời gian rãnh sẽ giải hết các bài tập.

    Trả lờiXóa
  2. Cố gắng giải hết cho mọi người tham khảo nha, cảm ơn bạn!

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Bạn yên tâm. Mình hứa khi nào rãnh là mình giải hết cho bạn.

      Xóa
  3. anh/chị ơi. câu 28.5 đáp án là D ạ ?

    Trả lờiXóa
  4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Câu trả lời của Bạn là hoàn toàn đúng. Mình đã sửa đáp án lại rồi. Mình cám ơn bạn rất nhiều!

      Xóa
  5. bài 28.7 là chọn đáp án đúng mà có phải trả lời đâu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Do đề bài hỏi vì sao và tại sao nên Mình mới giải thích thêm!

      Xóa
    2. 28.7 là trắc nghiệm mà anh

      Xóa
    3. Chào bạn! Mình cám ơn các bạn Mình đã xem lại và bổ sung lại rồi.

      Xóa
    4. theo mình 28.7 đap án C chứ

      Xóa
  6. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  7. Cám ơn thầy. Nếu e có thắc mắc thì e hỏi thầy nhé

    Trả lờiXóa
  8. Thầy ơj! Hình như thầy nhầm đây câu 28.7 sao ý? Cau 28.5 là D đúng k thay

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình cám ơn bạn nhiều nhé, để ngày mai Mình chỉnh lại cho đúng.

      Xóa
  9. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  10. Kiến thức của tác giả rất hay, thanks bạn đã share.
    Xem tại website: Sách tâm linh

    Trả lờiXóa
  11. Bài posts của tác giả quá hay, cảm ơn bạn đã share.
    Thông tinh thêm: Sách Thiền

    Trả lờiXóa
  12. Chào Bạn! Mình cũng cám ơn Bạn nhiều!

    Trả lờiXóa
  13. Thưa thầy em chưa hiểu bài 28.1 thầy giải thích rõ ràng giúp em được không ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! câu này Mình có giải thích ở phần đáp án. Bạn đọc thật kĩ và suy nghĩ nhiều lần mới hiểu! Hoặc là Bạn chưa hiểu phần nào trong đáp án?

      Xóa
  14. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  15. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  16. Nhưng thầy à, cho em hỏi tại sao lại phải đặt thủy ngân ở đó?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Do thủy Ngân là loại chất lỏng có khả năng dẫn điện tốt nên người ta dùng thủy ngân. Bạn có thể dùng những loại chất lỏng khác nhưng hiệu quả kém hơn. Đối với bài này Bạn nên vẽ hình ra rồi vận dụng quy tắc bàn tay trái là biết ngay kết quả!

      Xóa
    2. thủy ngân là nguyên tố kim loại(đương nhiên kim loại phải dẫn điện) ở thể lỏng nên bánh xe tiếp xúc vs thủy ngân thì sẽ không gây cản trở cho bánh xe quay

      Xóa
  17. a oi cau 28.2 a co the giai thich cau b dc ko a?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. chào Bạn! ngày mai Mình gởi phần giải thích cho Bạn!

      Xóa
  18. + Nhờ xem lại giúp câu 28.2b vì không khớp với câu trả lời bài 27.1.
    Theo mình, câu 28.2b khung quay them chút theo quán tính, sau đó lực diện từ tác dung nhưng ngược lại với quán tính khung nên làm khung dừng lại
    + câu 28.2c: khung quay tiếp tục cùng chiều.
    Thanks.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình hứa với bạn sẽ giải thích cho bạn nhưng hãy đợi Mình nhé! Dạo này Mình quá Bận và có quá nhiều câu hỏi nên Mình chưa xử lí kịp.

      Xóa
    2. sao ko xem hình được thầy ạ

      Xóa
    3. Chào bạn! Bạn đang hỏi câu nào vậy?

      Xóa
  19. sao ko xem hình được thầy ơi

    Trả lờiXóa
  20. Chào Các Bạn! Mình vừa cập nhật phần giải thích câu 28.2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thầy trả lời câu hỏi đầu bài 28 động cơ điện một chiều trong sgk đi thầy

      Xóa
    2. Chào Bạn! Câu trả lời chính là phần kết luận trong sách giáo khoa.

      Xóa
    3. Cái gạch đầu dòng đầu tiên hả thầy

      Xóa
  21. a tuan dang sao cau 28.5 la nen con cau nao

    Trả lờiXóa
  22. câu 28.6 có hình để giải thích rõ hơn k thầy. em k hiểu mấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn cố gắng chờ Mình vài ngày nữa nhé! Mình sẽ tìm hình giải thích cho Bạn vì dạo này Mình đang rất bận!

      Xóa
  23. Câu 28.7 thầy có thể xem lại không ạ? hình như là C hay D thì phải

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Đông cơ điện một chiều trong kỹ thuật thì roto người ta quấn thành những cuộn dây xung quanh lõi thép kĩ thuật điện thay thế cho khung dây. Câu C sai vì nêu chưa đầy đủ. Câu D sai vì roto là bộ phận quay nên không thể gắn chặt với vỏ máy được.

      Xóa
    2. nhưng câu B đâu phải là roto

      Xóa
    3. Chào bạn! Nếu gắn với trục quay thì là roto. cuộn dây quấn quanh lõi sắt chính là cấu tạo của nam châm điện!

      Xóa
  24. hay quá cảm ơn nhiều nha

    Trả lờiXóa
  25. Trả lời
    1. Chào Bạn! Câu này cũng rất khó hiểu cho nên trước tiên bạn phải biết vành khuyên là gì và hai nữa vành khuyên là gì thì mới biết được. Câu này nếu Mình chỉ nói là Bạn không thể hiểu được. Mình cũng đang suy nghĩ cách có thể giúp các bạn có thể hiểu õ rõ câu này.

      Xóa
  26. Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn có thể chỉ rõ cho mình được không?

      Xóa
  27. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  28. Mk k hiểu 28.1 ad à? Nói rõ hơn đi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn chờ vài ngày nữa nhé để mình làm đoạn video giải thích nhé!

      Xóa
  29. Bài làm rất hay nhưng có một ý bị thiếu những dự gì cũng cảm ơn ban

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn có thể chỉ rõ hơn để mình rút kinh nghiệm nhé!

      Xóa
  30. Em đọc hết cmt trên, thầy đều trả lời hết cmt đó thầy ko thấy mệt sao?

    Trả lờiXóa
  31. giải thích giùm mình câu 28.1

    Trả lờiXóa
  32. Thầy trả lời hết câu hỏi của mấy bạn sao? K thấy mệt ạ, khổ thân thầy quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Nếu có thể giúp ích cho các bạn thì mình cảm thấy rất vui!Rất tiếc là mình không có nhiều thời gian rãnh để có thể giúp cho các bạn nhiều! Bạn là người học rất tích cực và mình rất vui vì điều đó!

      Xóa
  33. giờ em mới cmt được ạ, huhu, cám ơn thầy nhiều lắm

    Trả lờiXóa
  34. Trả lời
    1. Chào bạn! Bài 28.2 Mình có giải thích trong đoạn video bên trên!

      Xóa
  35. tại sao bài 28.7 lại là ý B ạ??e nghĩ nó là ý C chứ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Đáp án C chưa đầy đủ bằng đáp án B vì nếu cuộn dây dẫn mà không có dòng điện thì động cơ không thể hoạt động được! Động cơ trong kỹ thuật người ta thay nam châm vĩnh cửa bằng nam châm điện.

      Xóa
  36. câu 28.5 đáp án là gì vậy ???? what?what?what?

    Trả lờiXóa
  37. Câu 28.7 là câu b hay c vậy?

    Trả lờiXóa
  38. Câu 28.7 là câu b hay c vậy?

    Trả lờiXóa
  39. thua thay ! bai 28.7 cu the la dap an may a

    Trả lờiXóa
  40. Hi k cần làm hết đâu ah. Em chỉ xem những câu chưa hỉu và tự làm rồi lên tham khảo nếu sai thì sửa và rút kinh nghiệm

    Trả lờiXóa
  41. Ở câu 28.6 bán khuyên và vành khuyên là cái gì vậy ạ?

    Trả lờiXóa
  42. Ở câu 28.6 bán khuyên và vành khuyên là cái gì vậy ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn!Cái này chắc phải làm thêm video thì bạn mới hiểu rõ hơn! Nếu mình nói thì rất khó hiểu!

      Xóa
  43. hay nhung thay lam de nhieu ban noi nhieu qua nhung cung dc

    Trả lờiXóa
  44. 28.5 đâu vậy thầy. Hãy chỉ cho em cấy?

    Trả lờiXóa
  45. Giải thích giùm em 28.1.khó hiểu quá

    Trả lờiXóa
  46. Giải thích giùm em 28.1.khó hiểu quá

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn không hiểu chỗ nào?

      Xóa
    2. yo bác trên kia . ta lấy dùng quy tắc bàn tay trái để giải bài này : xét trên trục OA
      -Đầu tiên : ta xác định chiều của đường sức từ : từ Bắc(N) đến Nam (S) nên ta đặt sao cho bàn lòng của bàn tay trái áp vào cực Bác (N)
      -Tiếp theo : ta xác định chiều của dòng điện chạy qua trục OA : Đó là từ O -> A vì chiều dòng điện từ cực dương(+) tới cực âm(-) nên ta đặt sao cho bàn tay trái chỉ xuống dưới
      -Cuối cùng : ta đưa ngón cái choãi ra 90độ , thì nó chỉ hướng ra ngoài thanh nam châm , nên OA sẽ chuyển ra ngoài thanh nam châm , nên sẽ chuyển động quanh trục theo chiều kim đồng hồ. Rảnh nên buff hộ thầy tí.

      Xóa
  47. thầy ơi , 28.7 là D , 28.5 là D . và phiền thầy giải thích cho em bài 28.2 làm sao để biết chiều dòng điện chạy qua là chiều nào mà xác định chiều vậy ạ .... bài giải của thầy rất hay , em nhác nên hay chép cho tiện , cảm ơn thầy nhìu.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Mình cám ơn bạn rất nhiều vì đã đóng góp ý kiến cho mình. Mình đã chỉnh đáp án bài 28.7 là C

      Xóa
    2. Chào bạn! Theo quy ước thì kí hiệu dấu chấm (.) là chiều dòng điện đi từ trong ra ngoài, còn kí hiệu (+) là chiều dòng điện đi từ ngoài vào trong.

      Xóa
    3. ... thầy trả lời hơi muộn ... may mà em đã suy luận ra nên là điểm học kì lí em được 10 điểm tròn rùi ... cảm ơn thầy ... nhờ chép giải mà em đã thành hsg lí thành phố :>

      Xóa
    4. ban đầu em dốt lí lém , nhưng sau chép giải thành ra giỏi lên xíu :>

      Xóa
    5. Chào bạn! Mình chúc mừng bạn vì đã vượt qua chính mình!

      Xóa