ĐỒNG BÀO CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM - QUYẾT KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI KẺ THÙ - HỌC LÀ ĐỂ GÌN GIỮ HÒA BÌNH THẾ GIỚI, ĐẤT NƯỚC GIÀU MẠNH, GIA ĐÌNH ẤM NO, BẢN THÂN THÔNG MINH VÀ ĐẠO ĐỨC

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bai 21: Nam cham vinh cuu


 Bài 21: NAM CHÂM VĨNH CỬU


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Nam châm nào cũng có hai từ cực. Khi để tự do, cực luôn chỉ hướng Bắc gọi là cực Bắc, còn cực luôn chỉ hướng nam gọi là cực Nam.
2. Khi hai nam châm đặt gần nhau các từ cực cùng tên đẩy nhau, các từ cực khác tên hút nhau.


21.1 Có một số quả đấm cửa làm bằng đồng và một số quả làm bằng sắt mạ đồng. Hãy tìm cách phân loại chúng?

Đáp án: Đưa thanh nam châm lại gần các quả đấm cửa. Nếu quả đấm cửa nào bị thanh nam châm hút thì nó được làm bằng sắt mạ đồng còn quả đấm nào không bị thanh nam châm hút thì đó là quả đấm bằng đồng.
Giải thích
21.2 Có hai thanh thép luôn hút nhau bất kể đưa các đầu nào của chúng lại gần nhau. Có thế kết luận được rằng một trong hai thanh này không phải là nam châm không?

Đáp án: Có. Bởi vì nếu cả hai đều là nam châm thì khi đổi đầu, chúng phải đẩy nhau.
Giải thích

21.3 Nêu các cách khác nhau để xác định tên cực của một thanh nam châm khi màu sơn đánh dấu cực đã bị tróc hết.

Đáp án: Dựa vào sự định hướng của nam châm trong từ trường của Trái Đất hoặc dùng một nam châm khác đã biết tên cực để xác định tên từ cực của thanh nam châm.
Giải thích

21.4 Quan sát hai thanh nam châm trong hình 21.1. Giải thích tại sao thanh nam châm 2 lại lơ lửng trên thanh nam châm 1.


Đáp án: Thanh nam châm 2 không rơi, vì hai cực để gần nhau của hai nam châm có cùng tên. Trong trường hợp này, lực đẩy của nam châm 1 cân bằng với trọng lượng của nam châm 2. Nếu đổi đầu một trong hai thanh nam châm thì không có hiện tượng đó nữa.

21.5 Hình 21.2 mô tả tính chất từ của Trái đất. Các từ cực và các cực địa lí của trái đất có trùng nhau không? Điền tên từ cực của Trái Đất nằm gần cực Bắc địa lí trên hình vẽ. Thật ra la bàn có chỉ đúng cực Bắc địa lí không?

Đáp án: Các từ cực của Trái Đất không trùng với các cực địa lí. Từ cực nằm gần cực Bắc địa lí là từ cực Nam. Thực ra, la bàn không chỉ đúng cực Bắc địa lí.

21.6 Trên thanh nam châm, chỗ nào hút sắt mạnh nhất?
A. Phần giữa của thanh.          B. Chỉ có từ cực Bắc.
C. Cả hai từ cực.                    D. Mọi chỗ đều hút sắt mạnh như nhau.
Đáp án: C

21.7 Khi nào hai thanh nam châm hút nhau?
A. Khi hai cực Bắc để gần nhau.
B. Khi hai cực Nam để gần nhau.
C. Khi để hai cực khác tên gần nhau.
D. Khi cọ xát hai cực cùng tên vào nhau.

Đáp án: C
Giải thích

21.8 Vì sao có thể nói rằng Trái Đất giống như một thanh nam châm khổng lồ?
A. Vì Trái Đất hút tất cả các vật về phía nó.
B. Vì Trái Đất hút các vật bằng sắt về phía nó.
C. Vì Trái Đất hút các thanh nam châm về phía nó.
D. Vì mỗi cực của thanh nam châm để tự do luôn hướng về một cực của Trái Đất.


Đáp án: D
Giải thích

21.9 Khi một thanh nam châm thẳng bị gãy thành hai nửa. Nhận định nào dưới đây là đúng?
A. Mỗi nửa tạo thành nam châm mới chỉ có một từ cực ở một đầu.
B. Hai nữa đều mất hết từ tính.
C. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực cùng tên ở hai đầu.
D. Mỗi nửa thành một nam châm mới có hai cực từ khác tên ở hai đầu.

Đáp án: D



21.10 Có hai thanh kim loại A, B bề ngoài giống hệt nhau, trong đó một thanh là nam châm. Làm thế nào để xác định được thanh nào là nam châm?

A. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A hút B thì A là nam châm.

B. Đưa thanh A lại gần thanh B, nếu A đẩy B thì A là nam châm.

C. Dùng một sợi chỉ mêm buộc vào giữa thanh kim loại rồi treo lên, nếu khi cân bằng thanh đó luôn nằm theo hướng Bắc-Nam thì đó là thanh nam châm.

D. Đưa thanh kim loại lên cao rồi thả cho rơi, nếu thanh đó luôn rơi lệch về một cực của Trái Đất thì đó là nam châm.



Đáp án: C



21.11 Một nam châm vĩnh cửu có đặc tính nào dưới đây?

A. Khi bị cọ xát thì hút các vật nhẹ.

B. Khi bị nung nóng lên thì có thể hút các vụn sắt.

C. Có thể hút các vật bằng sắt.

D. Một đầu có thể hút, còn đầu kia thì đẩy các vụn sắt.

Đáp án: C

 

62 nhận xét:

  1. Trả lời
    1. Mình vừa cập nhật cho bạn câu 21.7 và 21.8 rồi nhé!

      Xóa
  2. HÌnh như câu 21.9 là đáp án C mới đúng phải k bạn?vì sao lại câu d vậy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Khi một nam châm bị gãy bao nhiêu khúc thì sẽ trở thành bấy nhiêu cái nam châm, như vậy mỗi một nam châm sẽ có hai cực Nam Bắc khác nhau nên đáp án D mới đúng. Đáp án C thì nói nam châm có hai cực tính giống nhau là sai.

      Xóa
  3. Cho mình hỏi tại sao câu 21.6 là C nhỉ? B giải thích hộ mình đc k ạ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Do ở hai đầu của thanh nam châm số đường sức từ tập trung rất nhiều. Nơi nào đường sức từ nhiều thì nơi đó từ trường mạnh.

      Xóa
  4. THẦY ơi thầy có thể giúp em được không em đang cần lời giải gấp ,thầy có thể làm cho em bài này được không xin thầy thầy có thể giải nhanh cho em được không , thầy làm bài 3.2.2 trong link đó cho em được không http://d.violet.vn/uploads/resources/630/3051531/preview.swf

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. nếu có điều kiện thầy có thể cho em giải em bài 3.3.1 và 3.3.2/ 3.3.8/3.3.10, 3.4.1 hoặc4.1, 4.2, 4.4 bài 6.9, 6.10, 6.11 không thì đáp số cũng được

      Xóa
    2. bài 3.2.2, đề bài cho chiều từ c đến d , mà em làm ra hiệu điện âm , suy ra chiều ngược lại , nhưng như thế lại trái vơi khẳng định từ c đến d của đề bài cho

      Xóa
    3. Chào Bạn! Nếu Bạn giải ra giá trị âm có nghĩa là chiều của dòng điện ngược với chiều dòng điện do mình quy ước. Trong bài 3.2.2 thì chiều của dòng điện I5 là không thay đổi. Ban đầu Bạn phải quy ước chiều dòng điện I1, I2, I3, I4 một cách tùy ý nhưng đúng theo quy luật. Nếu tính ra giá trị âm thì có nghĩa là chiều của dòng điện ngược với chiều dòng điện Mình đã quy ước ban đầu.

      Xóa
    4. Chào Bạn! Mình rất muốn giúp Bạn nhưng nếu chậm một chút thì được. Vì ngày mai Mình phải đi học chính trị cả ngày. Mong Bạn Thông cảm. Bạn cho Mình xin dia chi email của Bạn để Mình gởi tài liệu khá chi tiết về phương pháp giải mạch cầu.

      Xóa
    5. Chào Bạn! Mình rất muốn giúp Bạn nhưng nếu chậm một chút thì được. Vì ngày mai Mình phải đi học chính trị cả ngày. Mong Bạn Thông cảm. Bạn cho Mình xin dia chi email của Bạn để Mình gởi tài liệu khá chi tiết về phương pháp giải mạch cầu.

      Xóa
    6. Chào Bạn! Mình rất muốn giúp Bạn nhưng nếu chậm một chút thì được. Vì ngày mai Mình phải đi học chính trị cả ngày. Mong Bạn Thông cảm. Bạn cho Mình xin dia chi email của Bạn để Mình gởi tài liệu khá chi tiết về phương pháp giải mạch cầu.

      Xóa
    7. vâng ạ em cám ơn thầy nhiều lắm , đến ngày 20 /11 em mới nộp các bài này , em mong thầy giúp em hoàn thành trong 5 ngày tới , mong thầy cố gắng giúp em được khộng ạ , hình như tài liệu về phương pháp giải mạch cầu thầy đã giửi cho em rồi , thầy có thể gửi cho em các bài tập và vai trò của vôn kế hay ampe kế được khoong ạ , nếu thầy không có cũng không sao , em mong thầy giúp em làm các bài trên trong 5 ngày tới , mong thầy giúp em được bao nhiêu hay bấy nhiêu , em cám ơn thầy rất nhiều

      Xóa
    8. địa chỉ mail của em đây ạ toanthangbayby2009@gmail.com

      Xóa
    9. Chào bạn! Nếu rãnh giờ nào thì Mình giúp Bạn giờ nấy.

      Xóa
  5. giải thích rõ cho mình câu 21.5 đc ko ? tại sao la bàn ko chỉ đúng hướng bắc ? từ cực của trái đất là gì ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Do từ cực của trái đất nằm lệch so với các cực của Trái đất. Bạn tưởng tượng rằng Trái Đất như một nam châm khủng lồ, ở Cực Bắc địa lí Trái đất là từ cực Nam của Nam châm nhưng từ cực Nam của Nam châm không lồ này không nằm trùng ngay với cực bắc địa lí nên kim nam châm không chỉ chính xác cực Bắc địa lí!

      Xóa
  6. Giải thích hộ e câu 21.8 đi thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! ngày mai mình gởi phần giải thích cho Bạn!

      Xóa
    2. Chào Bạn! Mình đã cập nhật phần giải thích cho Bạn rồi!

      Xóa
  7. Từ cực nam sao lạj gần cực bắc đia lí dc nhj, phải la từ cực bắc mới đúng. ThẦy giải thích đj ak

    Trả lờiXóa
  8. Trả lời
    1. Chào Bạn! Nếu bạn xem Trái đất là một nam châm khổng lồ thì Cực Bắc địa lí chính là cực từ nam của nam châm. Thực tế thì cực bắc địa lí không nằm trùng với từ cực nam của nam châm, chúng lệch nhau một chút. Chính vì vậy mà kim nam châm luôn định hướng Bắc - Nam.

      Xóa
  9. - Cảm ơn thầy Tuấn Nhiều ạ!

    Trả lờiXóa
  10. Thầy ơi cho e hỏi, nếu đặt gần la bàn 1 thanh sắt thì hoạt động của la bàn có bị ảnh hưởng ko vì sao? Thày giải g e nha, mai e thi cơ mà e ko rõ vật lí lắm v^_^

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Nếu đặt một kim nam châm gần một thanh sắt thì sẽ bị ảnh hưởng đến hoạt động của kim nam châm vì kim nam châm hút được thanh sắt.

      Xóa
  11. Hay lắm , cảm ơn thầy nhiều

    Trả lờiXóa
  12. thầy có thể giải thích giúp e câu 21.10 được k ạ

    Trả lờiXóa
  13. Chào thầy thầy có thể giải đáp câu 21.8 được không ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình có giải thích ở trong đoạn video bên trên!

      Xóa
  14. Cho e hoi tai sao nam cham gay bao nhieu khuc thi se tao thanh bay nhieu nam cham moi a?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Đây là câu hỏi mà các nhà khoa học chưa có lời giải đáp!

      Xóa
  15. Thầy ơi cho e hỏi vì sao nam châm k hút đc các vât chất như nhựa , gỗ,....ạ

    Trả lờiXóa
  16. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  17. kkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkkk

    Trả lờiXóa
  18. Câu 21.5 xem qua hơi khó hiểu

    Trả lờiXóa
  19. tác giả có thể giảng lại cho e được ko ạ???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! bạn có thể chỉ rõ hơn cho mình không?

      Xóa
  20. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  21. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  22. ' Cực Bắc địa lí Trái đất là từ cực Nam của Nam châm 'em k hiểu chỗ này ạ , mong thầy giải đáp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Cái này chắc mình phải làm một đoạn video thì bạn mới có thể hiểu được!

      Xóa
  23. có thể coi trái đất là 1 nam châm đc k,nếu có thì cực của nó như thế nào

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Có thể coi Trái đất như một nam châm khổng lồ. Như vậy, cực Bắc địa lí là từ cực Nam, cực nam địa lí là từ cực bắc.

      Xóa
  24. Có hai thanh thép giống hệp nhau, trong đó có một thanh bị nhiễm từ, làm thế nào để biết được thanh nào bị nhiễm từ, không dùng thêm dụng cụ khác

    Trả lờiXóa
  25. Chào bạn! Bạn chỉ cần bẻ gãy một trong hai thanh thép là biết ngay. Sau khi bẻ gãy nếu hai thanh trúng ngay thanh thép có nhiễm từ thì hai thanh gãy trở thành hai nam châm tương tác với nhau!

    Trả lờiXóa
  26. nhìn mặt xấu trai đi ghép quả body 6 múi

    Trả lờiXóa
  27. Rất hay ạ, em có thể kt xem mình làm đúng hay sai. Xin cảm ơn!

    Trả lờiXóa
  28. Thầy ơi cho em hỏi
    có thể coi trái đất là nam châm được không? nếu có thì cực cuẩ nó thế nào?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Trái đất được xem như một nam châm không lồ!

      Xóa