Bài 53, 54: SỰ PHÂN TÍCH
ÁNH SÁNG TRẮNG VÀ SỰ TRỘN ÁNH SÁNG MÀU
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Có thể phân tích một chùm sáng trắng thành những chùm sáng màu khác nhau bằng cách cho chùm sáng trắng đi qua một lăng kính hoặc phản xạ trên mặt ghi của một đĩa CD.
2. Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
3. Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu khác hẳn.
4. Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.
5. Trộn các ánh sáng có màu đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.
2. Trong chùm sáng trắng có chứa nhiều chùm sáng màu khác nhau.
3. Có thể trộn hai hoặc nhiều ánh sáng màu với nhau để được màu khác hẳn.
4. Trộn các ánh sáng đỏ, lục và lam với nhau một cách thích hợp sẽ được ánh sáng trắng.
5. Trộn các ánh sáng có màu đỏ đến tím với nhau cũng sẽ được ánh sáng trắng.
53-54.1 Sự phân tích ánh sáng trắng được quan sát trong thí
nghiệm nào sau đây?
A.
Chiếu một chùm sáng trắng vào một gương phẳng.
B.
Chiếu một chùm sáng trắng qua một tấm thủy tinh mỏng.
C.
Chiếu một chùm sáng trắng vào một lăng kính.
D.
Chiếu một chùm sáng trắng qua một thấu kính phân kì.
Đáp án:
C
Giải Thích
53-54.2 Cách
làm nào dưới đây tạo ra sự trộn các ánh sáng màu ?
A. Chiếu một chùm sáng
đỏ vào một tấm bìa màu vàng.
B. Chiếu một chùm sáng
đỏ qua một kính lọc màu vàng.
C. Chiếu một chùm sáng
trắng qua một kính lọc màu đỏ sau đó qua kính lọc màu vàng.
D.
Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng vàng vào một tờ giấy trắng.
Đáp án:
D (Vì tờ giấy trắng sẽ tán xạ tốt đồng thời cả ánh sáng đỏ và ánh sáng vàng).
53-54.3 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần
thích hợp 1, 2, 3, 4 để được câu có nội dung đúng.
a. Phân tích một chùm
sáng là
b. Trộn hai chùm sáng
màu với nhau là
c. Có nhiều cách phân
tích một chùm sáng như:
d. Nếu trộn chùm sáng
màu vàng với chùm sáng màu lam một cách thích hợp thì
|
1. ta có thể được
chùm sáng màu lục.
2. chiếu chùm sáng cần
phân tích qua một lăng kính, chiếu chùm sáng vào mặt ghi của đĩa CD...
3. tìm cách tách từ
chùm sáng đỏ ra những chùm sáng màu khác nhau.
4. cho hai chùm sáng
đó gặp nhau.
|
Đáp án: a-3; b-4; c-2; d-1
53-54.4
a. Nhìn vào các váng dầu,
mỡ, bong bóng xà phòng… ở ngoài trời, ta có thấy những màu gì?
b. Ánh sáng chiếu vào
các váng hay bong bóng đó là ánh sáng trắng hay ánh sáng màu ?
c. Có thể coi đây là một
cách phân tích ánh sáng trắng hay không ? Tại sao ?
Đáp án:
a. Tùy theo phương nhìn
ta có thể thấy đủ mọi màu.
b. Ánh sáng chiếu vào
váng dầu, mỡ, bong bóng xà phòng…là ánh sáng trắng.
c. Có thể coi đây là một
cách phân tích ánh sáng trắng. Vì từ một chùm sáng ban đầu ta thu được nhiều
chùm sáng màu đi theo các phương khác nhau.
53-54.5 Trộn ánh sáng đỏ với ánh sáng vàng sẽ
được ánh sáng màu nào nêu dưới đây : đỏ, vàng, da cam, lục, tím ?
Đáp án: Màu da cam
53-54.6 Trong trường hợp nào dưới đây ánh sáng
trắng sẽ không bị phân tích?
A. Chiếu tia sáng trắng
qua một lăng kính.
B. Chiếu tia sáng trắng
nghiêng góc vào một gương phẳng.
C. Chiếu tia sáng trắng
nghiêng góc vào mặt ghi của một đĩa CD.
D. Chiếu chùm sáng trắng vào một bong bóng xà
phòng.
Đáp án: B
Giải thích
53-54.7 Hãy làm thí nghiệm sau để có thể trả lời
câu hỏi của bài. Chiếu ánh sáng phát ra từ một đèn LED lục vào mặt ghi của một
đĩa CD rồi quan sát ánh sáng phản xạ từ mặt đĩa theo đủ mọi phía (hình
53-54.1). Ta sẽ thấy những ánh sáng màu gì?
A. Chỉ thấy ánh sáng
màu lục.
B. Thấy các ánh sáng có
đủ mọi màu.
C. Không thấy có ánh
sáng.
D. Các câu A, B, C đều
sai.
Đáp án: A
53-54.8 Cùng làm thí nghiệm trên với đèn LED đỏ,
rồi chọn câu trả lời đúng.
A. Chỉ thấy ánh sáng
màu đỏ.
B. Thấy các ánh sáng có
đủ mọi màu.
C. Không thấy có ánh
sáng.
D. Các câu A, B, C đều
sai.
Đáp án: A
53-54.9 Chiếu một chùm sáng đỏ và một chùm sáng
lục vào cùng một chỗ trên một màn ảnh trắng. Ta sẽ thu được một vệt sáng màu
gì?
A. Màu đỏ
B. Màu vàng.
C. Màu lục.
D. Màu lam.
Đáp án: B
53-54.10 Tại mỗi điểm trên màn hình của một tivi
màu có ba hạt, phát ra ba thứ ánh sáng khác nhau: đỏ, lục và lam. Nếu ba hạt
này được kích thích phát sáng mạnh, yếu khác nhau thì sẽ tạo ra được những màu
khác nhau tại điểm đó. Hỏi nếu cả ba hạt đều được kích thích phát sáng mạnh thì
tại điểm đó sẽ có ánh sáng màu gì?
A. Màu vàng
B. Màu xanh da trời.
C. Màu hồng.
D. Màu trắng.
Đáp án: D
53-54.11 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần
1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Nhìn một bóng đèn
dây tóc nóng sáng (phát ra ánh sáng trắng) qua một lăng kính ta thấy
b. Nhìn một bóng đèn
đỏ hình quả nhót (thường thắp ở các bàn thờ) qua một lăng kính, ta cũng thấy
c. Nhìn một bóng đèn
LED đỏ qua một lăng kính ta chỉ thấy
d. Có ánh sáng đỏ đơn
sắc và
|
1. có rất nhiều ánh
sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím. Như vậy, ánh sáng đỏ của đèn này không
phải là ánh sáng đơn sắc.
2. có ánh sáng đỏ.
Như vậy, ánh sáng đỏ của đèn này là ánh sáng đơn sắc.
3. ánh sáng đỏ không
đơn sắc.
4. có rất nhiều ánh
sáng có màu khác nhau từ đỏ đến tím. Như vậy, ánh sáng trắng không phải là
ánh sáng đơn sắc.
|
Đáp án: 1-b, 2-c, 3-d, 4-a
53-54.12 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần
1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Chiếu chùm sáng
màu đỏ và chùm sáng màu lục vào cùng một chỗ trên một tờ giấy trắng, ta sẽ
b. Cho ánh sáng vàng,
có được do trộn ánh sáng đỏ và ánh sáng lục với nhau, chiếu vào mặt ghi của một
đĩa CD. Quan sát kĩ ánh sáng phản xạ trên mặt đĩa. Nếu
c. Nếu trong thí nghiệm
nói ở câu b, ngoài các ánh sáng màu vàng, đỏ và lục, ta còn thấy có
d. Như vậy, có thể trộn
hai hay nhiều ánh sáng đơn sắc hoặc không đơn sắc với nhau để được
|
1. chỉ thấy có các
ánh sáng màu vàng, màu đỏ và màu lục thì có thể kết luận các ánh sáng màu đỏ
và màu lục nói trên là các ánh sáng đơn sắc.
2. các ánh sáng màu
khác nữa, thì ít nhất một trong hai ánh sáng đỏ và lục, dùng để trộn với
nhau, không phải là ánh sáng đơn sắc.
3. một ánh sáng không
đơn sắc có màu khác. Đó là cách trộn màu ánh sáng trên các màn hình của tivi
màu.
4. thấy có một vết
sáng màu vàng, rõ ràng màu vàng này là màu không đơn sắc.
|
Đáp án: 1-b, 2-c, 3-d, 4-a
thầy ơi vì sao bài 53-54.6 đáp án lại là B ạ?
Trả lờiXóaChào Bạn! Mình có làm một đoạn video giải thích câu 53-54.6 rồi nhé! Bạn tham khảo nhé!
Xóaukm
Xóa53,54.10 Tai sao lai mau tranh khi kich 3mau kia phat sang manh thay
Trả lờiXóaChào Bạn! Do có sự pha trộn màu. Ba màu này trộn với nhau trở thành màu trắng với cường ánh sáng đủ mạnh.
Xóasao 53,54.7 lại chỉ thấy ánh sáng lục?
Trả lờiXóaChào Bạn! Do ánh sáng lục của đèn led là ánh sáng đơn sắc nên đĩa CD không phân tích ánh sáng lục cũa đèn Led thành ánh sáng màu khác!
Xóahay....
Trả lờiXóaChào Bạn! Mình cám ơn Bạn!
XóaCâu 8 -D đúng ko thầy
Xóaban gioi qua
Trả lờiXóaChào Bạn! Nếu Bạn có ý kiến đóng góp cho Mình thì Minh rất vui!
Xóađỏ vs lục phải là màu đen chứ
Xóabạn ơi sao câu 53-54.9 thu được màu vàng?
Trả lờiXóaChào Bạn!Do ánh sáng đỏ trộn với ánh sáng lục ra ánh sáng màu vàng.
Xóabắt buộc phải là nền trắng ạ. mà màu lục là màu j v ?????
Xóa53-54.5 tại sao ra màu da cam vậy thầy
Trả lờiXóaChào Bạn! Vì theo quy tắc trộn màu.
Xóaquy tắc trộn màu là ntn ạ?
Trả lờiXóaChào Bạn! Quy tắc trộn màu là những cách thức trộn màu này với màu khác để được một màu theo ý muốn của mình.
Xóacach thuc tron mau la j z
Xóacác cách phân tích ánh sáng màu?
Trả lờiXóaChào Bạn!Muốn phân tích ánh sáng trắng thành ánh sáng màu thì chúng ta sử dụng lăng kính hoặc đĩa CD để thực hiện.
Xóathay on cam on nha
Trả lờiXóahay qua
Trả lờiXóachán quá cô giáo ms dạy đến bài 53 nên trong này nhiều bài mk 0 hiểu
Trả lờiXóaở đay 0 hướng dẩn trong sgk nhỉ
Trả lờiXóacô giáo bảo bọn mk phải đọc sgk chả lời các câu trong đó mà có mấy câu làm khí nghiệm ms chả lời đc
Chào bạn! Ở đây mình chỉ giải các bài tập trong sách bài tập còn trong SGK thì mình chưa làm!
Xóathầy có giải lí lớp 10 không ạ ?
Trả lờiXóaChào bạn! Mình không có giải vật lí lớp 10!
Xóahay quá! mong bạn tiếp tục giúp chúng mình vào những bài sau
Trả lờiXóatại sao người ta thường rắc vài hạt muối hoắc cho một đoạn dây có vỏ cách điện vào đống lửa khi đốt lửa trại để tạo nhiều màu sắc khác nhau
Trả lờiXóaChào bạn! Việc tạo ra ánh sáng màu như vậy do phản ứng cháy tạo nên, trong chương trình cấp 3 sẽ nghiên cứu kĩ hơn nhé bạn!
Xóahay
Trả lờiXóa