ĐỒNG BÀO CÙNG CHUNG TAY BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN ĐẢO - HOÀNG SA VÀ TRƯỜNG SA LÀ THUỘC CHỦ QUYỀN CỦA VIỆT NAM - QUYẾT KHÔNG KHOAN NHƯỢNG VỚI KẺ THÙ - HỌC LÀ ĐỂ GÌN GIỮ HÒA BÌNH THẾ GIỚI, ĐẤT NƯỚC GIÀU MẠNH, GIA ĐÌNH ẤM NO, BẢN THÂN THÔNG MINH VÀ ĐẠO ĐỨC

Thứ Năm, 19 tháng 9, 2013

Bai 48: Mat

 Bài 48: MẮT


KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Hai bộ phận quan trọng nhất của mắt là thể thủy tinh và màng lưới.
2. Thể thủy tinh đóng vai trò như vật kính trong máy ảnh, còn màng lưới như phim. Ảnh của vật mà ta nhìn hiện trên màng lưới.
3. Trong quá trình điều tiết thì thể thủy tinh bị co giãn, phồng lên hoặc dẹp xuống, để cho ảnh hiện lên màng lưới rõ nét.
4. Điểm xa mắt nhất mà ta có thể nhìn thấy rõ được khi không điều tiết gọi là điểm cực viễn.
5. Điểm gần nhất mà ta có thể nhìn rõ được gọi là điểm cực cận.

48.1 Câu nào sau đây là đúng ?
A. Mắt hoàn toàn không giống với máy ảnh.
B. Mắt hoàn toàn giống với máy ảnh.
C. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng không tinh vi bằng máy ảnh.
D. Mắt tương đối giống với máy ảnh, nhưng tinh vi hơn máy ảnh.
Đáp án: D
Giải thích
48.2 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu so sánh.
a. Thấu kính thường làm bằng thủy tinh,
b. Mỗi thấu kính có tiêu cự không thay đổi được,
c. Các thấu kính có thể có tiêu cự khác nhau,
d. Muốn hứng ảnh thật cho bởi thấu kính, người ta di chuyển màn ảnh sau thấu kính,
1. còn thể thủy tinh chỉ có tiêu cự vào cỡ 2 cm.
2. còn muốn cho ảnh hiện trên màng lưới cố định, mắt phải điều tiết để thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh.
3. còn thể thủy tinh được cấu tạo bởi một chất trong suốt và mềm.
4. còn thể thủy tinh có tiêu cự có thể thay đổi được.
Đáp án: a-3; b-4; c-1; d-2

48.3 Bạn Anh quan sát một cột điện cao 8 m, cách chỗ đứng 25 m. Cho rằng màng lưới của mắt cách thể thủy tinh 2 cm. Hãy tính chiều cao của ảnh cột điện trong mắt.

Đáp án: h = h.d/d = 800.2/2500 = 0,64 cm
Giải thích

48.4* Khỏang cách từ thể thủy tinh đến màng lưới là 2 cm, không đổi. Khi nhìn một vật ở rất xa thì mắt không phải điều tiết và tiêu điểm của thể thủy tinh nằm đúng trên màng lưới. Hãy tính độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn một vật cách mắt 50 cm.
Gợi ý: Tính tiêu cự của thể thủy tinh trong hai trạng thái, biết rằng ảnh của vật mà ta nhìn được luôn luôn hiện trên màng lưới. Để tính tiêu cự của thể thủy tinh khi nhìn vật cách mắt 50 cm, hãy sơ bộ dựng ảnh của vật trên màng lưới.

Đáp án: Khi nhìn một vật ở rất xa thì tiêu cự của thể thủy tinh là 2 cm. Ta có:
f = OA1= 2 cm (xem hình 48.3)

Khi nhìn vật ở cách mắt 50 m ta có:
A1B1 /AB = OA1/OA = 2/5000 . 
Mặt khác, ta chứng minh được biểu thức OA1/OF1 = A1B/AB + 1 (Câu C2 trong sách giáo khoa) . Thế kết quả bên trên vào biểu thúc chứng minh được ta được: 
OA1/OF1 = A1B1 /AB + 1 = 2/5000 + 1 = 1,0004.
Do đó: f1 = OF1 = OA1/1,0004 = 2/1,0004 =1,9992 cm

Vậy độ thay đổi tiêu cự của thể thủy tinh là: Δf = f - f1 = 2 – 1,9992 = 0,0008 cm



48.5 Chọn câu đúng. Có thể coi con mắt là một dụng cụ quang học tạo ra

A. ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật.

B. ảnh thật của vật, cùng chiều với vật.

C. ảnh ảo của vật, nhỏ hơn vật.

D. ảnh ảo của vật, cùng chiều với vật.

Đáp án: A
Giải thích



48.6 Chỉ ra ý sai. Thể thủy tinh khác các thấu kính hội tụ thường dùng ở các điểm sau đây:

A. tạo ra ảnh thật, nhỏ hơn vật.

B. không làm bằng thủy tinh.

C. làm bằng chất trong suốt mềm.

D. có tiêu cự thay đổi được.

Đáp án: A
Giải thích





48.7 Trong trường hợp nào dưới đây, mắt không phải điều tiết?

A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.

B. Nhìn vật ở điểm cực cận.
C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.
D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.
Đáp án: A
Giải thích


48.8 Trong trường hợp nào dưới đây, mắt phải điều tiết mạnh nhất?
A. Nhìn vật ở điểm cực viễn.
B. Nhìn vật ở điểm cực cận.
C. Nhìn vật nằm trong khoảng từ cực cận đến cực viễn.
D. Nhìn vật đặt gần mắt hơn điểm cực cận.
Đáp án: B
Giải thích

48.9 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Mắt là cơ quan của thị giác. Nó có chức năng.
b. Mắt có cấu tạo như một
c. Thể thủy tinh của mắt đóng vai trò như
d. Màng lưới của mắt đóng vai trò như
1. vật kính máy ảnh.
2. phim trong máy ảnh.
3. tạo ra một ảnh thật của vật, nhỏ hơn vật trên màng lưới.
4. chiếc máy ảnh.
Đáp án: 1-c, 2-d, 3-a, 4-b

48.10 Hãy ghép mỗi phần a, b, c, d với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có nội dung đúng.
a. Mắt bình thường có thể nhìn rõ các vật ở rất xa. Các vật đó ở
b. Khi nhìn một vật ở điểm cực viễn thì
c. Khi nhìn một vật ở điểm cực cận thì mắt
d. Khi nhìn các vật nằm trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn thì
1. mắt phải điều tiết mạnh nhất.
2. mắt cũng phải điều tiết để nhìn rõ được
3. mắt không phải điều tiết.
4. điểm cực viễn của mắt.
Đáp án: 1-c, 2-d, 3-b, 4-a

 



88 nhận xét:

  1. bạn ơi hình 48.3 ở đâu thế?sao mình tìm k thấy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Mình vừa cập nhật hình cho bạn rồi. Nhưng bạn phải thêm vào kích thước của bài toán đã cho rồi giải nhé!

      Xóa
  2. bạn ơi sao hình 48.3 không chú thích A, B?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Do Mình lấy hình này từ bài khác nên chưa có chú thích vào. Bạn cũng có thể chú vào cũng được.

      Xóa
  3. bạn có thể ghi rõ ràng bài 48.4 đc k ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Vài ngày nữa Mình cập nhật rõ ràng lại cho bạn nhé. Bây giờ Mình đang bận ra đề thi rồi.

      Xóa
    2. bài anh làm hay lắm đó

      Xóa
    3. Chào Bạn! Bạn thấy thích là Mình cảm thấy rất vui!

      Xóa
  4. thầy ơi tai sao khi vật xa mắt , tiêu cự của ttt dài thì ttt lại phồng lên,còn ngược lại thì ttt lại dẹp xuống

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. thầy ơi tai sao khi vật xa mắt , tiêu cự của ttt dài thì ttt lại dẹt xuống ,còn ngược lại thì ttt lại phồng lên

      Xóa
    2. Chào Bạn! Do cấu tạo của thể thuy tinh của mắt giống cấu tạo của thấu kính hội tụ nhưng khác thấu kính hội tụ ở chỗ thể thủy tinh của mắt có thể điều chỉnh tiêu cự bằng cách phồng lên hay dẹp xuống. Nếu phồng lên thì tiêu cự ngắn lại, dẹp xuống thì tiêu cự dài ra, đây được gọi là sự điều tiết của mắt.

      Xóa
  5. khi nhìn các vật ở xa thì mắt không p điều tiết , nhưng khi đó ttt dẹt xuống mà điều tiết của mắt là sự phồng lên hay dẹt xuống của ttt mà vậy thì khi đó ttt dẹt xuống thì mắt p điều tiết chứ @@@ mk k hỉu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn nói cũng có phần đúng, khi nhìn vật ở xa thì thể thủy tinh của mắt cũng có điều tiết nhưng rất ít còn khi nhìn gần thì phải điều tiết nhiều hơn, thông thường như khi nhìn xa thì mắt chúng ta điều tiết rất ít nên cảm giác như không có điều tiết, lúc này mắt ở trạng thái tự nhiên của nó nên được xem như không điều tiết.

      Xóa
  6. nhìn vật ở xa thì có hại j k

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bình thường mắt chúng ta điều tiết hoàn toàn tự động. Nhìn xa thì ít gây hại cho mắt nhưng nhìn gần thường xuyên thì gây tật cận thị.

      Xóa
  7. Bạn có bài tập nào về phần này không. mình muốn xin thêm bài tập để làm. tuy là có tra google rồi nhưng chỉ toàn là bài nâng cao thôi

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Hiện tại Mình chỉ mới cập nhật những bài tập trong sách bài tập vật lí 9, Mình cũng không có thêm những bài tập dạng này mong Bạn thông cảm nhé!

      Xóa
  8. minh k hieu bai 4* lam, sao từ kết quả ở C2 trên đây, ta lại có:
    OA1/OF1 = A1B1 /AB + 1 = 2/5000 + 1 = 1,0004.
    Do đó: f1 = OF1 = OA1/1,0004 = 2/1,0004 =1,9992 cm

    Trả lờiXóa
  9. Chào Bạn! Để Mình xem lại rồi giải thích sau nhé!

    Trả lờiXóa
  10. Bạn giải hơi tóm tắt như ở câu 48.3 phải xét tam giác đồng dạng đã chứ nên có phần hơi khó hiểu. Mong bạn làm các bài sau kĩ hơn.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn cho Mình xin dia chỉ email của Bạn để Mình gởi cho Bạn!

      Xóa
  11. ban oi giai chi tiet ho mk bai 48.3 48.4 dc k

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Bạn cho Mình xin dia chỉ email của Bạn để Mình gởi cho Bạn!

      Xóa
    2. ban gui cho minh nua dc ko

      Xóa
    3. Chào Bạn! Được vậy Bạn cho Mình xin email của Bạn nhé!

      Xóa
    4. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

      Xóa
    5. chảo bạn
      tại sao khi mình nhìn xa sự điều tiết không cần nhưng nhìn gần thì cần vì sao vậy bạn

      Xóa
    6. Chào Bạn! Nếu muốn nhìn thấy một vật thì ảnh của vật phải hiện trên màng lưới của mắt, do cấu tạo của mắt nên khi nhì xa thì ảnh sẽ hiện ngay trên màng lưới, lúc đó cơ thể mi không cần hoạt động nên cảm thấy rất thoải mái, khi nhìn gần thì nếu không điều tiết thì ảnh sẽ hiện sau màng lưới nên không thể nhìn thấy vật chính vì vậy cơ thể mi buộc phải ép thể thủy tinh phồng lên để đưa ảnh hiện trển màng lưới nên cảm thấy rất mỏi

      Xóa
    7. sao minh khong thay giai thich vay

      Xóa
  12. Trả lời
    1. Chào Bạn! Nếu Bạn thấy có ích là Mình rất vui!

      Xóa
  13. Nhận xét này đã bị tác giả xóa.

    Trả lờiXóa
  14. anh ơi bài 48.4 ko có hình hả anh

    Trả lờiXóa
  15. Bài 48.4 em ko hieu sao lai cộng 1 vo o phia ben phai Oa1/OF1.???

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình có sửa lại và bổ sung thêm để bạn dễ hiểu hơn!

      Xóa
    2. tại sao đáp án câu 48.7 ko fai là c và 48.8 ko khoanh là d

      Xóa
  16. câu 48.4 , tại sao OA1/OF1 = A1B1/AB+1 vậy thầy , rồi từ kết quả câu C2 nữa , C2 ở đâu vậy ạ ? thầy giải thích giúp em đc ko ? em không dùng mail , thầy thông cảm , em chỉ thắc mắc chỗ đó thôi ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mình có sửa lại và bổ sung thêm để bạn dễ hiểu hơn!

      Xóa
    2. Chào Bạn! Mình chưa có thời gian để làm. Mong bạn thông cảm.

      Xóa
  17. Cảm ơn bạn nhiều.
    Bạn giỏi thật.Khâm phục bạn.

    Trả lờiXóa
  18. Thay có thể trả loi cho em cau này duoc không ??tại sao mat duoc coi là mot máy ảnh

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Vì nó có cấu tạo giống máy ảnh nhưng tinh vi hơn máy ảnh.

      Xóa
    2. Thưa thầy !!!thâỳ có thể phân tích ra cho em hiểu đuoc không ạ!!!

      Xóa
    3. Chào Bạn! Mắt tinh vi hơn máy ảnh ở chỗ khả năng điều tiết của mắt hoàn toàn tự động, thủy tinh thể phồng lên và dẹp xuống để điều chỉnh tiêu cự.

      Xóa
    4. Em cảm on thay em đã có thể làm được bài kiểm tra roi ạ!!!

      Xóa
  19. thầy ơi giải chi tiết bài này cho em với một người mắt cậnđo tiêu cự 114 cm mới nhìn thấy được vật ở xa vô cùng hỏi khi không đeo kính người ấy nhìn rõ vật cách mắt bao nhiêu biết kính cách mắt 2cm

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Kính cận là thấu kính phân kì, kính cận thích hợp có điểm cực Cv trùng với tiêu điểm F của thấu kính. Do đó khi không đeo kính thì mắt nhìn thấy vật ở xa mắt nhất là 114-2=112 cm

      Xóa
  20. thầy hướng dẫn em cách dựng ảnh một vật trên mắt ntn đc ko

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Mấy ngày nay Mình bận đi học nên chưa có thời gian giúp bạn. Nếu được thì vài ngày sau mình mới có thời gian rãnh. Rất mong bạn thông cảm cho Mình nhé!

      Xóa
  21. Khi chuyển từ trạng thái nhìn một vật ở rất xa sang trạng thái nhìn vật đó ở gần mắt hơn thì s thầy

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào Bạn! Khi chuyển trạng thái nhìn xa sang nhìn gần thì mắt phải tự điều tiết bằng cách làm cho thể thủy tinh phồng lên để đưa ảnh về đúng vị trí của màng lưới như vậy mới nhìn thấy rõ vật. Quá trình điều tiết này hoàn toàn tự nhiên.

      Xóa
  22. bạn có thể giải chi hơn cho mk câu 48.4 được không bạn

    Trả lờiXóa
  23. trả lời nhanh giupf mình nha mình đang cần gấp

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Mình xin lỗi vì không thể giúp bạn được! Dạo này mình rất bận!

      Xóa
  24. có trường hợp nào mà mắt cho ảnh bằng vật không ạ ?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Có trường hợp ảnh bằng vật! bạn dịch chuyển vật lại gần mắt sau cho thỏa mãn điều kiện d=2f.

      Xóa
  25. Em chào thầy. Câu 48.7 em nghĩ là câu C chứ thầy. Vật ở điểm cực viễn thì có thể điều tiết chút ít để nhìn rõ vật, còn vật nằm trong khoảng từ điểm cực cận đến điểm cực viễn là không cần điều tiết mà vẫn thấy rõ.

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Bạn chọn câu C là chưa chính xác vì trong khoảng từ cực cận đến cực viễn thì mắt phải điều tiết, càng gần cực cận thì mắt càng điều tiết như vậy so với yêu cầu của câu hỏi thì chưa phù hợp.

      Xóa
  26. Câu 48.8 là câu D chứ thầy?

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! bạn chọn câu D là chưa chính xác vì những vật đặt trong khoảng từ mắt đến điểm cực cận thì không thể nhìn thấy rõ cho dù bạn có cố gắng điều tiết. Tuy nhiên đề bài yêu cầu là điều tiết cực đại để nhìn thấy vật nên câu D là chưa phù hợp.

      Xóa
  27. nói về tiêu cự và độ phồng của thể thủy tinh khi mắt cùng quan sát một vật ở gần và ở xa là gì ạ

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! là nói đến sự điều tiết của mắt!

      Xóa
  28. Thầy ơi có hình bài 48.4 không vậy thầy chỉ có lời giải nên con không hiểu

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Mình đã cập nhật hình ảnh cho bạn rồi nhé!

      Xóa
  29. Thầy ơi thầy có thể giải đề thi vậy lý năm nay đc ko ạ mai em thi rồi nên thầy giải rồi gửi sang gmail em nhé lufy5902@gmail.com

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Thầy làm để em xem đúng hay sai thầy vào đề ở thanh hoá nha thầy

      Xóa
  30. Chào bạn! Mình chưa hiểu ý của bạn!

    Trả lờiXóa
  31. bạn làm sai bài 48.10 rồi, phải là a)4 b)3 c)1 d)2

    Trả lờiXóa
    Trả lời
    1. Chào bạn! Cám ơn bạn đóng góp ý kiến. Để mình xem lại!

      Xóa
  32. thầy có thể giảng kĩ cho em bài 48.4 được không ạ T_T.Thanks trước -_-

    Trả lờiXóa
  33. bí quyết học giỏi lí là gì ạ

    Trả lờiXóa