Bài 40-41: HIỆN TƯỢNG KHÚC XẠ ÁNH SÁNG - QUAN HỆ GIỮA GÓC TỚI VÀ
GÓC KHÚC XẠ
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Hiện tượng tia sáng truyền từ môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác bị gãy khúc tại mặt phân cách giữa hai môi trường, được gọi là hiện tượng khúc xạ ánh sáng.
2. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
3. Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
4. Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
5. Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).
6. Khi góc tới bằng 0 độ thì góc khúc xạ bằng 0 độ, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
2. Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước, góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
3. Khi tia sáng truyền từ nước sang không khí, góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
4. Khi tia sáng truyền từ không khí sang các môi trường trong suốt rắn, lỏng khác nhau thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
5. Khi góc tới tăng (giảm) thì góc khúc xạ cũng tăng (giảm).
6. Khi góc tới bằng 0 độ thì góc khúc xạ bằng 0 độ, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai môi trường.
40-41.1. Hình
bên cho biết PQ là mặt phân cách giữa không khí và nước, I là điểm tới, SI là
tia tới, IN là pháp tuyến. Cách vẽ nào biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ của
tia sáng khi đi từ không khí vào nước? Giải thích cách lựa chọn.
Đáp án: Hình
40,41.1 D SBT biểu diễn đúng hiện tượng khúc xạ của tia sáng khi truyền từ
không khí sang nước vì khi đó góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
40-41.2. Hãy ghép mỗi phần a), b), c), d), e) với
một phần 1, 2, 3, 4, 5 để được một câu có nội dung đúng.
a)
Hiện tượng khúc xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa
hai môi trường trong suốt khác nhau thì
|
1.
góc khúc xạ lớn hơn góc tới.
|
b)
Khi tia sáng truyền từ không khí vào nước thì
|
2.
bị hắt trở lại môi trường trong suốt cũ. Độ lớn góc phản xạ bằng góc tới.
|
c)
Khi tia sáng truyền từ nước vào không khí thì
|
3.
góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới.
|
d)
Hiện tượng phản xạ ánh sáng là hiện tượng tia tới khi gặp mặt phân cách giữa
hai môi trường thì
|
4.
góc khúc xạ cũng bằng không, tia sáng không bị gãy khúc khi truyền qua hai
môi trường.
|
e)
Khi góc tới bằng 0 thì
|
5.
bị gãy khúc ngay tại mặt phân cách và tiếp tục đi vào môi trường trong suốt
thứ. Độ lớn góc khúc xạ không bằng góc tới.
|
Đáp án: a-5,
b-3, c-1, d-2, e-4
40-41.3 Hình
40-41.2 mô tả một bạn học sinh nhìn qua ống thẳng thấy được hình ảnh viên sỏi
đáy bình nước.
a. Giữ nguyên vị trí của
ống, nếu bạn đó dùng một que thẳng, dài xuyên qua ống thì đầu que có chạm vào
viên sỏi không?Vì sao?
b. Vẽ đường truyền của
tia sáng từ viên sỏi đến mắt trong trường hợp đó.
Đáp án:
a. Dùng một que thẳng
và dài xuyên qua ống, đầu que không chạm vào viên sỏi vì viên sỏi không nằm trên đường thẳng của que.
b. Nối vị trí của viên
sỏi với vị trí miệng ống tiếp xúc với mặt nước (điểm I). Nối I tới vị trí đặt mắt.
40-41.4 Câu
nào dưới đây liệt kê đầy đủ những đặc điểm của hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Tia sáng là đường thẳng.
B. Tia sáng truyền từ
môi trường trong suốt này sang môi trường trong suốt khác.
C. Tia sáng bị gãy khúc
tại mặt phân cách giữa hai môi trường.
D. Tia sáng bị gãy khúc
tại mặt phân cách giữa hai môi trường khi truyền từ môi trường trong suốt này
sang môi trường trong suốt khác.
Đáp án: D
Giải thích
40-41.5 Trong
trường hợp nào dưới đây tia sáng truyền tới mắt là tia khúc xạ?
A. Khi ta ngắm một bông
hoa trước mắt.
B. Khi ta soi gương.
C. Khi ta quang sát một
con cá vàng đang bơi trong bể cá cảnh.
D. Khi ta xem chiếu
bóng.
Đáp án: C
Giải thích
40-41.6 Một
tia sáng đèn pin được rọi từ không khí vào một xô nước trong. Tại đâu sẽ xảy ra
hiện tượng khúc xạ ánh sáng?
A. Trên đường truyền
trong không khí.
B. Tại mặt phân cách giữa
không khí và nước.
C. Trên đường truyền
trong nước.
D. Tại đáy xô nước.
Đáp án: B
40-41.7 Một
con cá vàng đang bơi trong một bể cá cảnh có thành bằng thủy tinh trong suốt. Một
người ngắm con cá qua thành bể. Hỏi tia sáng truyền từ con cá đến mắt người đó
đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
A. Không lần nào?
B. Một lần.
C. Hai lần.
D. Ba lần
Đáp án: C
40-41.8 Một
cốc thủy tinh trong, đáy phẳng, đựng nước trong , được đặt trên một tờ giấy có
chữ O. Một người đặt mắt trên phương thẳng đứng, nhìn chữ O đó qua mặt nước
trong cốc. Hỏi tia sáng truyền từ chữ O đến mắt đã chịu bao nhiêu lần khúc xạ?
A. Một lần.
B. Hai lần.
C. Ba lần.
D. Bốn lần.
Đáp án: C
40-41.9 Có
một chiếc ca hình trụ, bằng nhựa không trong suốt, gọi ABCD là mặt cắt thẳng đứng
của chiếc ca (hình 40-41.3). Một người đặt mắt theo phương BD, nhìn vào trong
ca, vừa vặn không thấy được đáy ca. Đổ nước vào trong ca. Người ấy sẽ nhìn thấy
gì?
A. Người ấy vẫn không
nhìn thấy đáy ca.
B. Người ấy nhìn thấy một
phần của đáy ca.
C. Người ấy nhìn thấy
toàn bộ đáy ca.
D. Người ấy còn không
nhìn thấy cả một phần dưới của thành bên AB.
Đáp án: B
40-41.10 Có
một tia sáng chiếu từ không khí xiên góc vào mặt nước thì:
A. góc khúc xạ sẽ lớn hơn
góc tới.
B. góc khúc xạ sẽ bằng
góc tới.
C. góc khúc xạ sẽ nhỏ
hơn góc tới.
D. Cả ba trường hợp A,
B, C đều có thể xảy ra.
Đáp án: C
40-41.11 Một
tia sáng phát ra từ một bóng đèn trong một bể cá cảnh, chiếu lên trên, xuyên
góc vào mặt nước và ló ra ngoài không khí thì:
A. góc khúc xạ sẽ lớn hơn
góc tới.
B. góc khúc xạ sẽ bằng
góc tới.
C. góc khúc xạ sẽ nhỏ
hơn góc tới.
D. Cả ba trường hợp A,
B, C đều có thể xảy ra.
Đáp án: A
40-41.12 Chiếu
một tia sáng từ không khí vào thuỷ tinh, với góc tới bằng 600 thì:
A. góc khúc xạ lớn hơn 600.
B. góc khúc xạ bằng 600.
C. góc khúc xạ nhỏ hơn 600.
D. Cả ba câu A, B, C đều
sai.
Đáp án: C
40-41.13 Chiếu
một tia sáng từ trong nước ra không khí, với góc tới bằng 300 thì:
A. góc khúc xạ lớn hơn 300.
B. góc khúc xạ bằng 300.
C. góc khúc xạ nhỏ hơn 300.
D. Cả ba câu A, B, C đều
sai.
Đáp án: A
40-41.14 Viết
chữ “Đ” vào ô đứng trước câu đúng, và chữ “S” vào ô đứng trước câu sai.
a. Hiện tượng khúc xạ
ánh sáng chỉ xảy ra tại mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt. (đúng)
b. Có thể nói mặt phẳng
tạo bởi tia tới và tia khúc xạ cũng là mặt phẳng tới. (đúng)
c. Góc tới là góc tạo bởi
tia tới và mặt phân cách. (sai)
d. Góc khúc xạ là góc tạo
bởi tia khúc xạ và tia tới.(sai)
đ. Góc khúc xạ bao giờ
cũng nhỏ hơn góc tới.(sai)
e. Khi tia sáng chiếu
xuyên góc từ không khí vào nước thì góc tới bao giờ cũng lớn hơn góc khúc xạ.(đúng)
g. Góc tới bằng 00
thì góc khúc xạ cũng bằng 00.(đúng)
h. Khi góc tới tăng thì
góc khúc xạ cũng tăng.(đúng)
i. Góc khúc xạ tăng tỉ
lệ thuận với góc tới.(đúng)
k. Khi tia sáng chiếu
vuông góc vào mặt phân cách giữa hai môi trường trong suốt thì nó sẽ truyền thẳng.(đúng)
40-41.15 Hãy
ghép mỗi phần a), b), c), d) với một phần 1, 2, 3, 4 để thành câu hoàn chỉnh có
nội dung đúng.
a.
Một tia sáng chiếu chếch từ không khí vào mặt một chất trong suốt. Tia sáng
đó bị gãy khúc.
b.
Tia khúc xạ và tia tới luôn luôn cùng nằm trong mặt phẳng tới. Mặt phẳng tới
là
c.
Góc tới là góc tạo bởi tia tới và pháp tuyến qua điểm tới; Còn góc khúc xạ là
d.
Khi tia sáng truyền từ không khí sang nước thì
|
1.
góc tạo bởi tia khúc xạ và pháp tuyến qua điểm tới.
2.
góc tới luôn luôn lớn hơn góc khúc xạ.
3.
mặt phẳng tạo bởi tia tới và pháp tuyến của mặt phân cách qua điểm tới.
4.
ngay tại bề mặt, khi bắt đầu truyền vào chất trong suốt đó. Đó là hiện tượng
khúc xạ ánh sáng.
|
Đáp án: 1-c,
2-d, 3-b, 4-a
Thanks Tuan Dang nhiều. Nhưng mà Tuan Dang ơi sao câu 8 lại là C? Giải thích giùm mình đc k?
Trả lờiXóaChào bạn ! theo mình 3 lần bởi vì
Xóa1 khúc xa từ không khí=> nước
2 khúc xạ từ nước =>đáy
3đáy tới tờ giấy có chữ O
Đây là ý kiến của mình ạ ? nếu mình có gì sai mong các bạn sửa và giúp nhiều ạ ;) mình cảm ơn nhiều !
Mình cũng đồng ý kiến với bạn Mai!
Xóamình cũng nghĩ z
XóaCảm ơn các bạn nhiều! ♥
XóaBạn trả lời ngược rồi. Phải là ánh sáng truyền từ chữ O đến đáy, từ đáy đến nước, từ nước đến ko khí và truyền đến mắt. Theo mình là vậy :)
XóaBạn nói rất đúng! Cám ơn bạn.
XóaTheo mình chỉ có 2 lần khúc xạ thôi:
Xóa1 khúc xạ từ đáy vào nước
2 khúc xạ từ nước vào không khí và tới mắt
Do trong sbt có chú thích thêm là cốc thủy tinh trong, đáy phẳng nên tức là đáy của cốc sẽ áp sát vào mặt phẳng tờ giấy, như vậy giữa đáy cốc với tờ giấy sẽ ko có môi trường không khí thì không thể xảy ra hiện tượng khúc xạ từ chữ O đến đáy được.
Chào Bạn! Nếu Bạn nghĩ như vậy cũng đúng điều kiện chữ O xem như dính liền với đáy cốc và không có khoảng trống nào (điều kiện lí tưởng).
XóaHình như là chưa có cơ sở lý giải cho " người đó đặt mắt theo phương thẳng đứng " ( góc khúc xạ bằng 0 ) theo mk chỉ có 2 lần thôi.
Xóa2017 mình đến chậm mất rồi !
XóaTheo mik thì một lần từ không khí vào nước, một lần là từ nước vào thuỷ tinh và từ thuỷ tinh ra không khí
Xóamt trường nước vs đáy cốc là thủy tinh là hết rồi mà tia khúc xạ bẻ lần cuối là thủy tinh thôi chớ
XóaGiải thích cho mình câu số 9 được không ạ?
Trả lờiXóaĐể mình cập nhật hình ảnh của câu này sau đó Mình sẽ giải thích nhé!
Xóadu ma giai thich cho tao het
Trả lờiXóaBạn nói gì mà Mình không hiểu!
Xóabig cola tra loi rat vo van hoa thieu lich su
XóaHoc ngu nguoi ta giai thich cho hieu ma con chui ha may
XóaCái thằng này vô học r.
XóaTrơi, có cần làm vậy không? Big Cola
XóaBạn có thể giải thích cho mình câu 9 đk k ạ.
Trả lờiXóaChào bạn! Nếu đổ nước vào trong ca thì không thể nhìn thấy hoàn toàn đáy ca được. Vì theo hình 40-41.3 nếu hoàn toàn nhìn thấy đáy ca thì có nghĩa là mắt nhìn thấy điểm C của đáy ca ( điểm A phải trùng với điểm D thì mắt mới nhìn thấy được). Thực tế hiện tượng khúc xạ ánh sáng không thể nâng điểm C lên trùng với điểm D được cho nên không thể hoàn toàn nhìn thấy đáy ca, mà chỉ thấy một phần của đáy ca.
XóaCám ơn bạn^^
Xóabạn ơi! có thể giải thích cho mình câu 7 được không ạ?
Trả lờiXóaChào bạn! Hai lần khúc xạ vì khúc xạ lần thứ nhất từ nước qua thành thủy tinh, khúc xạ lần thứ hai từ thành thủy tinh qua không khí đến mắt.
Xóahihi, bạn giỏi quá. cảm ơn nha.
XóaBạn cảm thấy vui thì Mình cũng cảm thấy rất vui!
XóaCam on thầy
XóaEm cảm ơn thầy
XóaCảm ơn thầy ạ
Xóabạn ơi cho mình hỏi ở bài 1 , góc khúc xạ ở hình C cũng nhỏ hơn góc tới thì tại sao lại chọn hình D vậy ?
Trả lờiXóaChào bạn Duyên! Theo định luật khúc xạ ánh sáng nên tia tới và tia khúc xạ phải nằm ở hai bên bờ pháp tuyến, có nghĩa là tia tới và tia khúc xạ không cùng nằm cùng phía so với pháp tuyến.
Xóathanks TUAN DANG nhiều ngen!
Trả lờiXóathanks ban nhieu
Trả lờiXóaban oi co the giai thich them cho minh cau 3 duoc khong????????????????
Trả lờiXóaChào bạn Nguyên! Theo hình vẽ thì mắt có thể nhìn thấy ảnh của viên soi do hiện tượng khúc xạ ánh sáng. Còn về vẽ đường truyền của tia sáng từ viên sỏi đến mắt theo hướng dẫn của đáp án
Xóacám ơn bạn Tuan Dang rất nhiều nhé ^_^ thật là một page bổ ích, tôi sẽ luôn ủng hộ
Trả lờiXóaMình cảm thấy rất vui khi bạn ủng hộ Mình!
XóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
XóaBạn à bạn đọc trong sách giải nào vậy chỉ mình tên sách đặng mình tránh đi làm sai bét hết đó
Trả lờiXóaNgu thì thừa nhận ngu đi bài đặt chỉ người ta đi bú đi
XóaChào Bạn! Bạn không nên nói như vậy, nếu Mình chỉ sai bạn thì Mình xin lỗi, nhưng mà bạn nói rõ Mình đã chỉ sai bạn ở chỗ nào để Mình rút kinh nghiệm.
XóaThang nay bi hap nao do ma thay KO nen trach May thang benh hoang
Xóacâu .14b sao lại sai mk k hiểu cho lắm
Trả lờiXóaChào Bạn! Mình cám ơn bạn Mình đã sửa đáp án lại rồi!
Xóaem thưa thầy em đã gửi thắc mắc của em lên gmail của thầy thầy mở ra đọc được k ạ lando22062000@gmail.com
Xóalàm sao để tính được góc khúc xạ ,theo mk thấy hình như góc khúc xạ chỉ vẽ chừng chừng thôi í
Trả lờiXóaChào bạn!Bạn có thể nói rõ câu nào không vậy? Để Mình chia sẽ với bạn!
XóaB có thể gthich câu 7 vs 8 cho mình k ạ :D
XóaChào bạn! bài 40-41.7 khúc xạ 2 lần là do khúc xạ lần 1 từ cá trong nước đến thủy tinh, khúc xạ lần 2 là từ thủy tinh sang không khí và truyền đến mắt.
XóaBài 40-41.8 Chào bạn ! theo mình 3 lần bởi vì
Xóa1 khúc xa từ không khí=> nước
2 khúc xạ từ nước =>đáy
3đáy tới tờ giấy có chữ O
Đây là ý kiến của mình ạ ? nếu mình có gì sai mong các bạn sửa và giúp nhiều ạ ;) mình cảm ơn nhiều !
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaCám ơn nhiều.
Trả lờiXóaChào Bạn! Nếu Bạn cảm thấy có ích thì Mình rất vui rồi!
Xóaem là dothilan22@gmail.com em có thắc mắc muốn hỏi thầy nên đã gửi vào gmail cho thầy r mong thầy giúp em
Trả lờiXóaChào Bạn! Mình đã nhận được email của Bạn. Mình cố gắng dành thời gian giải khi nào xong mình gởi cho Bạn liền.
Xóavâng ạ 3 bài đó mong thầy giải nhanh cho em đk k ạ tối t7 là em cần rồi
Xóakhông thì thầy làm giúp em bài 2 đk k ạ
XóaChào Bạn! Mình không thể giúp Bạn nhanh như vậy được. Những dạng bài tập thuộc chương trình cấp 3. Mình phải nhờ giáo viên cấp 3 giải giúp Mình nên mất một vài bữa nhé!
Xóavâng ậ tối thứ hai tuần sau đk k ậ
Xóamà em tưởng thầy là giáo viên dạy lí cấp hai ,dạy cả bồi dưỡng hsg lớp 9 ,vì vậy em cứ tưởng thầy biết làm nên ms vào đây nhờ
Chào Bạn! Thực ra kiến thức bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 nó có phần ở cấp ba nên Mình chưa biết rành lắm. Khi nào Mình giải xong thì Mình gởi cho Bạn liền.
XóaLàm ơn cho mình biết chi tiết về khái niệm mặt phẳng tới !
Trả lờiXóaChào Bạn! Mặt phẳng tới là mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến. Tia tới và pháp tuyến cùng nằm trên cùng một mặt phẳng.
Xóavậy bạn cho mình hỏi tại sao góc khúc xạ lại nằm trong mp tới vậy?
XóaChào bạn! Do tính chất tự nhiên của hiện tượng khúc xạ ánh sáng!
XóaLàm ơn cho mình biết chi tiết về khái niệm mặt phẳng tới !
Trả lờiXóaban co the giai thich cho minh cau 40-41.14 ý k ko vay
Trả lờiXóaban co the giai thich cho minh cau 40-41.14 ý k ko vay
Trả lờiXóaChào Bạn! ý k của bài 40-41.14 nó mang tính quy luật nên không cần phải giải thích. Bản chất của hiện tượng là như vậy nên Bạn cứ kết luận như vậy là đúng.
Xóabạn có thể chia riêng các bài tập ở bài 40 và 41 ra dc không? cảm ơn trước nha
Trả lờiXóaChào Bạn! Mình chưa hiểu ý của Bạn!
XóaCho mình hình vẽ về mặt tới ở các trường hợp khác nhau nhé !
Trả lờiXóaChào Bạn! Mình chưa hiểu yêu cầu của Bạn! Bạn có thể nói rõ hơn được không?
XóaLà hình vẽ minh họa phẳng tới !
XóaChào Bạn! Cái này Bạn không cần vẽ mặt phẳng tới. Nếu Bạn vẽ hình khúc xạ ánh sáng trên một tờ giấy trắng thì tờ giấy trắng được xem là mặt phẳng tới, nếu Bạn vẽ trên bảng thì tấm bảng được xem như mặt phẳng tới.
XóaThầy ơi! ở bài 40-41.11 em hiểu vì sao chọn câu D rồi nhưng lỡ cô hỏi tại sao ko chọn câu C vì ở câu c, góc khúc xạ cũng bé hơn góc tới thì em phải trả lời sao đây thầy, thầy có thể giúp em được ko, em cảm ơn thầy ạ!
Trả lờiXóaChào Bạn! Bạn hỏi rất hay vì phần này trong sách giáo khoa không có nói đến nên giáo viên cũng quên nhắc các em. Phần này lên cấp 3 sẽ nói rõ hơn. Nếu cô giáo có hỏi thì Bạn trả lời như sau: " Do định luật khúc xạ ánh sáng thì tia khúc xạ phải nằm ở bên kia bờ pháp tuyến so với tia tới, nghĩa là tia tới và tia khúc xạ không nằm cùng bên so với pháp tuyến"
XóaKhông có đáp án bài tập trong sgk hả bạn?
Trả lờiXóaChào Bạn! Bạn vào thẻ "giáo án vật lí 9" Mình có trình bày. Thẻ đó ở phía trên trang web.
Xóacho mk hs cau 9 tại sao chỉ thấy một phần vậy ạ?
Trả lờiXóaChào Bạn! Theo như hình vẽ thì không thể thấy hoàn toàn đáy ca được. Hiện tượng khúc xạ thì chỉ có thể thấy một phần của đáy ca mà thôi.
Xóavậy cho hs nếu hiện tượng khúc xạ chỉ có thể thấy một phần của đáy ca thì khi mực nước có thay đổi cũng vẫn như vậy ạ?
XóaChào Bạn! Nếu Bạn đổ nước càng nhiều thì thấy đáy ca càng nhiều nhưng trong trường hợp này không thể nhìn thấy hoàn toàn đáy ca cho dù Bạn đổ đầy nước.
Xóamình chưa hiểu câu 7 cho lắm bạn làm ơn giải giùm mình được khong thanks
Trả lờiXóaChào Bạn! ánh sáng khúc xạ lần 1 là từ con cá trong nước qua thành thủy tinh (xem như nước và thành thủy tinh là hai môi trường trong suốt và đồng tính). Sau đó tiếp tục khúc xạ lần thứ 2 từ thành thủy tinh sang không khí và truyền đến mắt (xem như thành thủy tinh và không khí là hai môi trường trong suốt và đồng tính). Kết quả là khúc xạ hai lần mới đến mắt chúng ta.
XóaThầy ơi s e mail thầy kh trl ?
Trả lờiXóaChào Bạn! Mình không nhận được email của Bạn!
Xóacâu 14. ý i là sai chứ bạn. vì sin góc tới mới tỉ lệ thuận với sin góc khúc xạ. còn góc tơi và góc khúc xạ thì không hề tỉ lệ thuận
Trả lờiXóaChào Bạn! Để Mình xem lại câu này!
Xóacâu 40-41.3 cau a khi đầu que xuyên qua ống thì khi que chạm nước thì đầu que phải gãy và chạm vào viên sỏi chứ. mk nghĩ z
Trả lờiXóaChào Bạn! Vì bài này ý muốn hỏi là que có chạm sỏi chứ không hỏi về hiện tượng khúc xạ của que!
Xóacâu 40-41.5 sao khi ta nhìn thấy cá trong bể cá cảnh lại có tia khúc xạ
Trả lờiXóaChào Bạn! Vì nước trong bể cá và thủy tinh là những môi trường trong suốt và đồng tính. Ta nhìn thấy hình ảnh cá trong bể là bị khúc xạ qua những môi trường trong suốt đó.
Xóacâu 40-41 .8 tại sao có 3 lần khúc xạ
Trả lờiXóaBài 40-41.8 Chào bạn ! theo mình 3 lần bởi vì
Xóa1 khúc xa từ không khí=> nước
2 khúc xạ từ nước =>đáy
3đáy tới tờ giấy có chữ O
Đây là ý kiến của mình ạ ? nếu mình có gì sai mong các bạn sửa và giúp nhiều ạ ;) mình cảm ơn nhiều !
"mắt chì nhìn thấy vật từ ánh sáng váo mắt ta", nên thiết nghĩ có trình tự sau:
Xóa1. 0 truyền tới mặt phân cách không khí-thủy tinh, tia khúc xạ vào thủy tinh.
2. tia sáng tiếp tục tới mặt phân cách thủy tinh-nước, tia khúc xạ vào nước.
3. tia sáng tiếp tục tới mặt phân cách nước-không khí, tia khúc xạ vào không khí và đi vào mắt ta.
* lưu ý: khi góc tới bằng 0 thì góc phản xạ cũng bằng không. tức là trường hợp này, người đặt mắt thẳng đứng nhìn chữ 0 nên lúc này góc tới = 0, góc khúc xạ = 0 --> nên có thể coi như tia sáng truyền thẳng trực tiếp từ 0 đến mắt.
40-41.9 tại sao nhìn thấy 1 phần của đáy cả
Trả lờiXóaChào Bạn! Vì tia khúc xạ không thể loe rộng qua cạnh đáy bên kia cho nên không thể nhìn thấy hết đáy ca.
Xóathank!
Trả lờiXóat
Trả lờiXóaBài giải rất hạnh, cảm ơn bạn rất nhiều!
Trả lờiXóaCảm ơn các bạn nhiều nhờ các bạn mà mình hiểu bài hơn rất nhiều
Trả lờiXóako có video bài giảng ak thầy
Trả lờiXóaChào Các Bạn! Mình cũng cám ơn các bạn rất nhiều. Bài giảng thì mình chưa làm kịp!
Trả lờiXóaEm xin cám ơn thầy . Bài giảng của thầy rất có ích
Xóabài giải rất hay!Cảm ơn thầy đã dành thời gian giúp đỡ chúng em! Nhũng gì chưa hiểu đọc các cmt của mọi người em đã hiêủ rồi!Cảm ơn rất nhiều ạ!
Trả lờiXóaNhập nhận xét của bạn...
Trả lờiXóacho hỏi, nếu chiếu tia sáng từ môi trường không khí vào môi trường nước, tia tới hợp với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc 60 độ, hỏi góc khúc xạ có thể nhận giá trị nào sau đây:
Trả lờiXóaa. 48 độ 30 phút
b. 30 độ
c, 70 độ
d. 22 độ
~> giải thích chi tiết giùm mình được không ạ?
Chào Bạn! Nếu ánh sáng truyền từ không khí sang nước thì góc khúc xạ nhỏ hơn góc tới. Dựa vào kết luận này để chọn đáp án đúng nhất. Theo giả thiết của bài tập thì tia tới hợp với mặt phân cách giữa hai môi trường một góc 60 độ, từ giả thiết này mình tính ra được góc tới i=90 độ - 60 độ = 30 độ.Như vậy ta chọn đáp án có khả năng đúng nhất là d.
Xóathầy ơi câu 40-41.8 sai rồi thầy ơi. Phải là ý A mới đúng
Trả lờiXóaChào bạn! bạn nghiên cứu kĩ lại nhé vì cốc thủy tinh, nước trong và không khí là 3 môi trường trong suốt và đồng tính!
Xóabởi vì khi đặt mắt trên phương thẳng đứng thì góc tới và góc khúc xạ đều bằng 0 nên tia sáng truyền từ chữ O đến mắt chỉ chịu duy nhất 1 khúc xạ
Trả lờiXóaBn ak nhưng mk nghĩ là cho dù là phương thẳng đứng nhưng nó vẫn phải đi qua 3 môi trường trong suốt đồng tính nên vẫn có 3 tia khúc xạ.
XóaTheo mk là ntek?mk cũng k chắc là đúng
đúng không thầy
Trả lờiXóaChào bạn!Cám ơn bạn giải thích dùm mình!
XóaCâu 40-41.8
Trả lờiXóaTheo mk là từ điểm nhìn ở trên xuống mặt nước là có 1 tia khúc xạ
Từ mằt nước xuống thủy tinh có 1 tia khúc xạ nữa
Và từ thủy tinh xuống O là có 1 tia khúc xạ nữa
Vầy thao mk tất cả có 3 tia khúc xạ
Giải thích theo mk đúng k?
Chào bạn!Câu này hơi phức tạp một chút!Nhưng mình đồng ý với cách trả lời của bạn!
Xóathầy ơi tại sao câu 3 lại ko chạm được theo em hìn ảnh của que cũng có thể bị khúc xạ mà ạ
Trả lờiXóaChào bạn! Câu 3 của bài nào vậy bạn?
XóaBạn giải thích cau 3 a vì sao dc ko? Thanks nhìu
Trả lờiXóaCám ơn thầy rất nhiều
Trả lờiXóaNhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóacho em xin gmail của thầy được không ạ ? để khi nào có bài không hiểu em sẽ hỏi
Trả lờiXóaChào bạn! Địa chỉ email của mình là: vantuan120982@gmail.com hoặc dangvantuan120982@gmail.com
Xóacảm ơn thầy
Xóađịt mẹ mày
Trả lờiXóavô văn hóa
Xóakhông có giáo dục
Xóathầy giải thích hộ em ý b câu 40-41.11
Trả lờiXóaChào bạn! Câu 40-41.11 là câu trắc nghiệm! Bạn có nhầm với câu nào không?
XóaBạn ơi có thể giải hộ mình bài toán vận tốc đc k
Trả lờiXóaChào bạn! Bài toán vận tốc lớp mấy? Bạn cứ gởi qua đi! Nếu được thì mình giúp cho bạn!
Xóađây ạ!!
XóaMột người đi bộ, lúc đầu trong 1/3 thời gian đi bộ với vận tốc v1=2km/h, tiếp theo người đó đi trong 1/3 quãng đường với vận tốc v2. Cuối cùng người khách liền quay trở lại đường cũ với vận tốc v3.
a) Tìm vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đã đi.
b) Xác định giá trị nhỏ nhất có thể của v2
Một người đi bộ, lúc đầu trong 1/3 thời gian đi bộ với vận tốc v1=2km/h, tiếp theo người đó đi trong 1/3 quãng đường với vận tốc v2. Cuối cùng người khách liền quay trở lại đường cũ với vận tốc v3.
Trả lờiXóaa) Tìm vận tốc trung bình của người đó trên cả quãng đường đã đi.
b) Xác định giá trị nhỏ nhất có thể của v2
Nhận xét này đã bị tác giả xóa.
Trả lờiXóaThầy làm hay quá. Em cảm ơn thầy nhiều
Trả lờiXóabài viết rất hay và rất có ích . Nhờ thầy mà em hiểu hơn về môn lí . Cảm ơn thầy rất nhiều
Trả lờiXóaChào bạn! Giúp ích cho các bạn là niềm vui của mình!
Xóacám ơn thầy nhiều ạ
Trả lờiXóahay lắm các bạn ơi
Trả lờiXóaMik nghĩ câu 40,41.7 chọn ý D mà
Trả lờiXóaChào bạn! Bạn có thể giải thích vì sao bạn chọn ý D không?
XóaThưa thầy câu 40-41.11 đáp án là A nhưng tại sao e đọc bình luận phía dưới lại là đáp án D ạ?
Trả lờiXóaChào bạn! đáp án A mới đúng!
XóaThầy có thể làm bài giảng bài này được không ạ
Trả lờiXóaChào bạn! Để mình ghi nhận và sẽ thực hiện!
Trả lờiXóaÁnh sáng đi đi từ nước vào nước đá có bị khúc xạ không thầy?
Trả lờiXóaChào bạn! Ánh sáng đi từ nước sang nước đá có thể xảy ra hiện tượng khúc xạ ánh sáng vì môi trường chiết quang của nước khác với nước đá.
Xóa<3
Trả lờiXóaThưa thầy, sao thầy không xưng là "thầy" mà cứ xưng "mình" gọi "bạn" thế ạ? Bọn em vào đây hầu hết đều là học sinh mà thầy.��
Trả lờiXóaChào bạn! Vì mình muốn gần gủi hơn với các em và đồng nghiệp nên mình mời xưng như thế
XóaCảm ơn nhiều nha
Trả lờiXóa